Cập nhật thông tin mới nhất về biển số xe ô tô Hà Nội năm 2024? Những thay đổi nào đã được áp dụng? Quy trình đăng ký biển số ra sao? Hãy cùng T-Sure tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Ký hiệu biển số xe Hà Nội
Biển số xe ô tô Hà Nội mới nhất năm 2024 gồm 6 biến số có ký hiệu: 29, 30, 31, 32, 33 và 40. Tùy vào quận huyện mà các biển xe ô tô Hà Nội có ký hiệu kèm các chữ cái A, B, C, G… khác nhau. (Theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm Thông Tư 15/2014/TT-BCA về việc đăng ký xe)
Theo khoản 3 Điều 31 thuộc Thông tư 15/2014/TT-BCA, biển số xe ô tô có 2 kích thước: biển số dài có chiều cao và chiều dài tương ứng 110mm x 470mm và biển số ngắn có chiều cao và chiều dài tương ứng 200mm x 280mm.
Trong đó, một biển được gắn phía trước và một biển được gắn phía sau xe. Trong trường hợp xe có thiết kế không lắp được một biển ngắn và một biển dài thì được đổi sang hai biển số dài hoặc hai biển số ngắn phù hợp với dòng xe.
Ký hiệu đầu biển số xe ô tô Hà Nội hiện tại
Dưới đây là ký hiệu biển số xe thường gặp ở Hà Nội:
– Biển số xe Hà Nội cho ô tô từ 7 – 9 chỗ trở xuống: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – A
– Xe ô tô chở khách cỡ từ 9 chỗ ngồi trở lên thành phố Hà Nội: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – B
– Xe tải và xe bán tải: 29, 30, 31, 32, 33, 40 – C
– Các biển số Hà Nội đặc biệt khác được ký hiệu D (Xe van), KT (xe quân đội làm kinh tế), LD (xe liên doanh), R (Rơ-mooc)…
Ý nghĩa các con số trên biển số Hà Nội
Biển số xe đẹp có ý nghĩa vô cùng to lớn, kết hợp phong thủy theo chủ nhân.. nó sẽ mang đến tài vận cho chủ xe, việc kinh doanh làm ăn phát đạt, đối tác nể trọng hay mong muốn được an toàn khi di chuyển trên đường.
Đầu tiên nhìn từ trái qua phải, hai số đầu chính là ký hiệu địa phương tại Hà Nội mà thân chủ đã đăng ký theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp theo, nhóm số gồm 5 chữ số chính là những con số đặc biệt dành riêng cho bạn. Đây cũng là những con số mà các bác tài xế thường quan tâm đến nhất, vì biển số xe đẹp hay xấu đều được đánh giá qua những con số này.
Xem thêm:
2. Chi phí làm biển số xe ô tô tại Hà Nội
Để làm biển số xe ô tô ở Hà Nội, ngoài phí đăng ký thì bạn sẽ cần phải nộp thêm những chi phí dưới đây:
2.1 Thuế nhập khẩu
Tại Việt Nam, đối với các dòng xe ô tô được nhập từ thị trường châu Âu và châu Mỹ cũng như các nước khác châu lục, thuế nhập khẩu được áp dụng cho các dòng xe từ 9 chỗ trở xuống đang ở mức 70-80%.
Còn đối với xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước trong khối ASEAN, trước đây mức thuế nhập khẩu áp dụng là 30% nhưng hiện nay đã được giảm về 0%. Tuy nhiên, hiện mức thuế này chỉ áp dụng với xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối từ 40% trở lên. Xe ô tô lắp ráp trong nước không phải chịu thuế nhập khẩu.
2.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt
Tại Việt Nam, tất cả mẫu xe ô tô dù được sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải nộp thuế này. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô tại Việt Nam được áp dụng tùy vào dung tích xi lanh với mức thuế từ 35-150%.
– Đối với những dòng xe ô tô dưới 9 chỗ có dung tích xi lanh giảm từ 1.5L trở xuống, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 35%.
– Dòng xe có dung tích xi lanh từ 1.5L-2L, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 40%.
– Dòng xe có dung tích xi lanh từ 2.5L-3L, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 60%.
2.3 Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa tại Việt Nam, không chỉ riêng ô tô.
Đối với ô tô, thuế giá trị gia tăng được tính 10% của giá đã bao gồm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
2.4 Phí trước bạ
Với các loại xe ô tô dưới 10 chỗ, mức phí trước bạ phải đóng là 10-12% (tùy thuộc vào địa phương, khu vực nơi chủ xe đang sinh sống và thực hiện thủ tục đăng ký).
Từ nửa cuối năm 2023, Chính phủ đã ban hành chính sách miễn giảm phí trước bạ cho người mua xe lắp ráp, sản xuất trong nước khiến người mua xe ô tô trong thời gian quy định được lợi từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
2.5 Phí đăng ký và phí lấy biển số xe
Đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ, phí cấp mới biển số ô tô được áp dụng khác nhau theo từng địa phương. Trong đó, mức phí cao nhất là 20 triệu đồng (áp dụng cho khu vực I bao gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) và thấp nhất là 200.000 đồng.
2.6 Phí bảo hiểm dân sự
Theo Nghị định 03/2021/NĐ-CP hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giới phải thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm mức phí thấp nhất là 437.000 đồng, được áp dụng cho loại phương tiện xe ô tô dưới 6 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải.
2.7 Phí đăng kiểm
Kiểm định xe ô tô là quá trình kiểm tra chất lượng và độ an toàn của một xe có đáp ứng tiêu chí lưu thông an toàn trên đường hay không.
Theo quy định tại Thông tư số 238/2016 của Bộ Tài chính, phí đăng kiểm xe ô tô đối với mỗi loại xe là khác nhau dựa vào biểu giá dịch vụ được quy định đối với từng loại xe cụ thể.
2.8 Phí đường bộ
Khi sở hữu ô tô, chủ xe sẽ phải chịu 2 loại phí sử dụng đường bộ là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ô tô lưu hành qua và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000-1.430.000 đồng/tháng tùy theo tải trọng xe.
Với xe ô tô mới đăng kiểm lần đầu, ngày mà phương tiện được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm sẽ là mốc thời gian để xác định tính phí bảo trì đường bộ.
Riêng các xe cải tạo, chuyển đổi (chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu) thì mốc thời gian được tính theo thời điểm xe được cấp giấy đăng ký mới. Thời điểm nộp phí bảo trì đường bộ có thể dựa vào chu kỳ đăng kiểm của xe, theo năm, theo tháng.
Ngoài ra, chủ xe sẽ phải chi trả các khoản tiền chi phí khác để vận hành xe ô tô như xăng dầu, gửi xe hay bảo dưỡng, sửa chữa.
3. Quy trình làm biển số xe ô tô Hà Nội như thế nào?
Để quy trình làm biển số xe của bạn diễn ra thuận lợi bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
Đối với: Công ty, Văn phòng đại diện, Công ty nước ngoài
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy phép đầu tư, hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện (Bản sao y công chứng).
– Giấy giới thiệu cho nhân viên đăng ký.
– Đối với cá Nhân: Hộ khẩu + Chứng minh nhân dân.
Hồ sơ xe (Bản chính và 3 bản sao)
– Hóa đơn Gốc (do công ty bán xe cấp).
– Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng.
– Giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường.
– Tờ khai nguồn gốc ô tô nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu)
– Bản cà số khung – số máy.
Các bước đăng ký xe:
Đóng thuế trước bạ
– Tờ khai lệ phí trước bạ (2 tờ)
– Hồ sơ công công ty hoặc cá nhân
– Hồ sơ xe (Bản chính và bản sao)
Đăng ký biển số xe
– Tờ khai đăng ký xe (1 tờ)
– Biên lai lệ phí trước bạ
– Hồ sơ công ty hoặc cá nhân
– Hồ sơ xe (Bản chính)
Đăng kiểm lưu hành
– Giấy hẹn
– Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
– Giấy chứng nhận chất lượng ôtô
Ghi chú :
– Tờ khai lệ phí trước bạ : Quý khách có thể lấy tại Chi cục thuế tại nơi quý khách đăng ký hộ khẩu thường trú.
– Tờ khai đăng ký xe : Quý khách có thể lấy tại Phòng CSGT đăng ký xe ôtô tại nơi địa phương quý khách cư trú.
– Nếu quý khách đăng ký xe tại Tp. Hà Nội có thể nhờ Nhân viên tư vấn bán hàng của các đại lý ô tô hỗ trợ – thủ tục sẽ nhanh chóng hơn.
– Tại một số trạm đăng kiểm có yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận chất lượng ôtô, quý khách có thể yêu cầu Nhân viên tư vấn bán hàng hỗ trợ cung cấp bản photo của giấy chứng nhận chất lượng ôtô này.
Quy trình đăng ký xe gồm 4 bước :
Chuẩn bị hồ sơ xe –> Đóng Thuế trước bạ –> Đăng ký Biển số xe –> Đăng kiểm lưu hành xe.
– Việc chuẩn bị hồ sơ xe
– Đóng thuế trước bạ : Quý khách đóng thuế tại Chi cục thuế Quận – Huyện, nơi quý khách đăng ký thường trú.
– Đăng ký biển số xe : Quý khách đăng ký xe tại Đội đăng ký xe – Phòng CSGT Tỉnh, Thành Phố (Xem các địa chỉ đăng ký tại phần Đăng ký xe phía trên)
– Đăng kiểm lưu hành xe tại các trạm đăng kiểm trên toàn quốc (Nên chọn những trạm đăng kiểm xe ở gần nhà bạn, làm các thủ tục nhanh, lấy được trong ngày)
Quy trình để đăng ký biển số xe ô tô tại Hà Nội rất đơn giản và dễ dàng thực hiện nếu như bạn có đầy đủ giấy tờ cần thiết.
4. Những lưu ý khi làm biển số xe ô tô Hà Nội
Khi làm biển số xe tại Hà Nội, bạn cần lưu ý 7 điều quan trọng dưới đây để đảm bảo quá trình đăng ký xe diễn ra suôn sẻ và hợp pháp.
4.1 Chọn địa điểm uy tín
Lựa chọn cơ sở làm biển số có uy tín và được cơ quan chức năng chấp nhận. Việc này giúp đảm bảo rằng bạn nhận được biển số chất lượng và hợp pháp. T-sure sẽ chỉ ra giúp bạn 4 cơ sở làm biển số uy tín tại Hà Nội:
Cơ sở 1: Tại 86 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký ô tô, mô tô cho chủ xe có hộ khẩu và cơ quan đóng trên địa bàn quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và Thanh Trì.
Cơ sở 2: Tại số 01 đường Nguyễn Khuyến, Quận Hà Đông, Hà Nội sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe ô tô, mô tô cho chủ xe có hộ khẩu, cơ quan đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Đông, Quốc Oai và các huyện thuộc Hà Tây cũ.
Cơ sở 3: Tại 1234 đường Láng, quận Đống Đa số tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe ô tô, mô tô cho chủ xe có hộ khẩu và cơ quan đóng trên địa bàn quận Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy và huyện Từ Liêm.
Cơ sở 4: Tại số 2 đường Long Biên I, quận Long Biên sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký mô tô, ô tô cho chủ xe có hộ khẩu và cơ quan đóng trên địa bàn quận Long Biên, Hoàn Kiếm, huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn.
4.2 Cung cấp thông tin chính xác
Khi đi làm biển số, đảm bảo rằng bạn cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về xe của mình, bao gồm số khung, số máy, và các thông tin đăng ký cần thiết để tránh những rắc rối về sau.
4.3 Kiểm tra thông tin trước khi rời cơ sở làm biển
Trước khi rời cơ sở làm biển số, hãy kiểm tra kỹ thông tin trên biển số xem có chính xác không. Nếu phát hiện sai sót, hãy yêu cầu sửa ngay lập tức.
4.4 Lưu giữ hóa đơn và giấy tờ liên quan
Giữ lại hóa đơn và bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến quá trình làm biển số. Điều này giúp bạn chứng minh việc đăng ký xe một cách hợp pháp khi cần thiết.
4.5 Thời gian làm biển số
Kiểm tra thời gian làm biển số để đảm bảo rằng bạn đến nhận biển số đúng hạn tránh bị phạt.
4.6 Theo dõi các thay đổi về quy định:
Liên tục cập nhật với các thay đổi về quy định đăng ký xe và biển số để đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ đúng theo các quy tắc mới.
Hãy nhớ rằng việc làm biển số xe không chỉ là bước quan trọng trong quá trình đăng ký xe mà còn đảm bảo tính chính xác và an toàn khi tham gia giao thông.
5. Người tỉnh lẻ có làm biển số xe ô tô Hà Nội được không?
Theo Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCA, người tỉnh lẻ có thể đăng ký làm biển số xe tại Hà Nội. Điều luật này nói rằng, cơ quan đăng ký xe có trách nhiệm đăng ký cho các loại xe gồm ô tô, mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi cư trú tại địa phương. Trong đó, nơi cư trú được hiểu là nơi thường trú và nơi tạm trú.
Khi bấm biển số thì đầu biển số sẽ theo địa chỉ nơi tạm trú và không liên quan tới nơi có hộ khẩu thường trú. Về thủ tục đăng ký phương tiện tương tự trước kia, chỉ cần bổ sung thêm giấy xác nhận tạm trú là có thể đăng ký xe. Địa chỉ tạm trú tại địa phương nào thì đăng ký tại địa phương đó.
Chủ xe cần lưu ý, đối với đăng ký tại địa chỉ tạm trú thì mọi giấy tờ thủ tục phải có địa chỉ trùng khớp. Cụ thể, khi bạn xuất hóa đơn mua xe địa chỉ trên hóa đơn phải là địa chỉ tạm trú, trong tờ khai thuế trước bạ cũng cần sử dụng địa chỉ tạm trú, sau đó người dân tới điểm đăng ký xe tại địa phương xuất trình đầy đủ giấy tờ là có thể đăng ký xe. Tránh bất đồng về địa chỉ dẫn đến không đăng ký được.
(*) Lưu ý nội dung của bài viết thể hiện quan điểm của người viết. Ban biên tập không chịu trách nhiệm nếu người dùng sử dụng nội dung bài viết để trở thành căn cứ cho những tác nghiệp nào đó (mua xe cũ, bán xe cũ, chọn xe cũ). Ban biên tập chỉ cố gắng cung cấp thêm các góc nhìn cho người dùng thêm thông tin để quyết định lựa chọn sản phẩm phù hơp với cá nhân người dùng.