Bài viết dưới đây T-Sure sẽ chia sẻ với bạn về quy trình học từ A đến Z và những mẹo thi bằng lái ô tô mới nhất, giúp bạn tăng cao tỷ lệ đỗ ngay từ lần thi đầu tiên. Cùng theo dõi nhé!
1. Học phí và thủ tục đăng ký
Tại các trung tâm đào tạo, mức chi phí học bằng lái xe có thể có sự chênh lệch tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện sân tập, chất lượng ô tô tập lái, …
1.1 Chi phí học bằng lái xe ô tô
Chi phí học bằng lái xe ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hạng bằng lái mà bạn muốn học B1 hay B2, cũng như trung tâm đào tạo và địa điểm học. Chi phí học lái xe ô tô bao gồm:
– Chi phí làm hồ sơ
– Chi phí học lý thuyết gồm tài liệu
– Giáo viên hướng dẫn
– Chi phí học thực hành gồm lái xe sa hình và đường trường
– Các khoản lệ phí thi khác
Sang năm 2024, những thay đổi về nội dung, quy định về thời gian kéo theo mức phí đào tạo bằng lái cũng tăng lên đáng kể.
Cụ thể, mức phí đào tạo một học viên cho mỗi khóa học, thi bằng lái ô tô hạng B1, B2 tại các trường, trung tâm đào tạo lái xe hiện nay dao động từ mức 17 – 23 triệu đồng, tăng khoảng 5-8 triệu đồng so với những năm trước.
Không những vậy, chi phí này vẫn còn có thể tiếp tục gia tăng, bởi theo quy định nội dung học thực hành lái xe ô tô hạng B2, mỗi thời gian thời gian học thực hành trên đường giao thông là 40 giờ, số kilomet thực hành lái xe trên đường giao thông với mỗi học viên là 810 km.
Trường hợp nếu đã học xong số giờ thực hành theo quy định nhưng chưa đi đủ 810 km thì bạn sẽ phải thuê xe để đi đủ số khoảng cách quy định với chi phí là 200.000 đồng/giờ lái.
Bên cạnh đó, từ năm 2024 những người học lái xe phải học thêm môn học lái xe ô tô trên cabin mô phỏng.
Theo đó, nếu bạn học bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 và C, thời gian học lái xe trên cabin mô phỏng là 3 giờ/khóa học. Học nâng hạng bằng sẽ học lái xe trên cabin mô phỏng 1 giờ.
1.2 Chi phí thi bằng lái xe ô tô
Theo Thông tư số 37/2024/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch xe, chi phí thi bằng lái xe ô tô B1 và B2 hiện nay có mức thu từ 90.000 đồng/lần đến 300.000đ, cụ thể:
– Lệ phí thi lý thuyết: 90.000 VNđ.
– Lệ phí thi thực hành sa hình: 300.000 Vnđ.
– Lệ phí thi thực hành đường trường: 60.000 Vnđ.
– Lệ phí cấp bằng: 135.000 Vnđ.
1.3 Thủ tục đăng ký học bằng lái
Để đăng ký học bằng lái xe ô tô trước tiên, bạn cần đáp ứng điều kiện là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam và đủ 18 tuổi. Đồng thời có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, đáp ứng điều kiện về sức khỏe theo quy định của bộ Giao thông Vận tải.
Thủ tục đối với cả bằng B1 và B2 bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký học lái xe ô tô, lưu ý khi viết đơn, họ tên phải viết chữ in hoa
– Bản sao chứng minh nhân dân photo không cần công chứng
– 10 ảnh 3×4 (Ảnh không được đeo kính, tóc không che tai và lông mày, đồng thời khi chụp ảnh phải cài khuy áo)
– Giấy khám sức khỏe
– Túi đựng hồ sơ
– Sơ yếu lý lịch không cần công chứng
Việc đăng ký học bằng lái xe ô tô hiện nay dễ dàng hơn rất nhiều, nhờ sự ra đời của rất nhiều trung tâm cung cấp dịch vụ đào tạo bằng lái xe trọn gói, khi đăng ký tại trung tâm, tất cả các thủ tục sẽ được trung tâm hướng dẫn và hỗ trợ nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, hiện nay việc đăng ký học lái xe ô tô còn nhiều rủi ro bởi chất lượng cũng như uy tín của nhiều trung tâm chưa đảm bảo. Nhằm tránh “mất tiền oan” với những cơ sở không chất lượng, bạn nên lưu ý tìm hiểu kỹ và lựa chọn những trung tâm phải có giấy phép đăng ký sát hạch được Nhà nước cấp.
2. Quy trình học và thi
Quy trình học và thi bằng lái xe ô tô bao gồm 4 giai đoạn: Học lý thuyết, học thực hành, thi chứng chỉ tốt nghiệp và dự thi sát hạch.
2.1 Học lý thuyết
Đối với nhiều người, lý thuyết lái xe ô tô thực sự “đáng sợ” với một khối lượng câu hỏi lớn và yêu cầu cần hiểu rõ bản chất. Nhưng thực ra việc học lý không hề khó khăn chút nào nếu bạn thực sự quan tâm và học một cách bài bản.
Theo cập nhật mới nhất, hiện nay bộ câu hỏi luyện thi B1 đã tăng lên 600 câu hỏi, chia thành 7 chương:
– Chương 1: Gồm 166 câu về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ (từ câu số 1 đến câu số 166), trong đó có 45 câu điểm liệt.
– Chương 2: Gồm 26 câu về nghiệp vụ vận tải (từ câu số 167 đến câu số 192).
– Chương 3: Gồm 21 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe (từ câu 193 đến câu 213), có 4 câu điểm liệt.
– Chương 4: Gồm 56 câu về kỹ thuật lái xe (từ câu 214 đến câu 269), trong đó có 11 câu điểm liệt.
– Chương 5: Gồm 35 câu về cấu tạo và sửa chữa (từ câu 270 đến câu 304).
– Chương 6: Gồm 182 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ (từ số 305 đến câu số 486).
– Chương 7: Gồm 114 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông (từ số 487 đến câu số 600).
2.2 Học thực hành
Nội dung những phần học thực hành cơ bản gồm:
– Học kỹ năng lái xe cơ bản: tập trung tại điểm đón, giáo viên hướng dẫn học và thực hành kỹ năng lái xe cơ bản
– Học lái xe đường trường: bạn sẽ được lái xe trên tuyến đường trường
– Học bài thi sát hạch: những điểm cần lưu ý để đạt tỉ lệ đậu cao trong bài thi sát hạch
2.3 Thi chứng chỉ tốt nghiệp
Sau khi học xong lý thuyết và thực hành, học viên phải làm một bài kiểm tra để được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Chứng chỉ này không có giá trị thay thế giấy phép lái xe, nhưng là điều kiện tiên quyết để học viên được tham dự kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô do Sở hoặc Bộ GTVT tổ chức.
Bài thi tốt nghiệp sẽ mô phỏng y hệt kỳ thi sát hạch.
Nếu đậu kỳ thi tốt nghiệp, bạn sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp và được tham dự kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô. Nếu trượt, bạn có thể đăng ký thi lại sau 15 ngày.
2.4 Dự thi sát hạch
Theo bộ luật mới được áp dụng từ tháng 3/2022, kỳ thi sát hạch bằng lái ô tô gồm có 4 bài thi bao gồm:
– Bài 1: Sát hạch lý thuyết
– Bài 2: Thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông
– Bài 3: Thực hành lái xe sa hình
– Bài 4: Thực hành lái xe đường đường
Thi sát hạch lý thuyết
Phần lý thuyết được thi trên máy tính với đề thi ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi. Thời gian làm bài là 20 phút cho hạng B1, 22 phút cho hạng B2. Số câu hỏi và số câu trả lời đúng tối thiểu đối với mỗi hạng bằng như sau:
– Đối với thi lý thuyết bằng B1: Tổng số câu hỏi là 30 câu, thí sinh bắt buộc phải trả lời đúng từ 28 câu trở lên.
– Đối với thi lý thuyết bằng B2: Tổng số câu hỏi là 35 câu, thí sinh bắt buộc phải trả lời đúng từ 32 câu trở lên.
Thi thực hành lái xe sa hình
Phần thực hành được thi trên sân sa hình với các bài thi tương ứng với từng hạng bằng. Thời gian thi là 15 phút cho hạng B1, 18 phút cho hạng B2. Các bài thi thực hành bao gồm:
– Bài 1: Xuất phát
– Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
– Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc
– Bài 4: Lái xe qua vệt bánh và đường vuông góc
– Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông
– Bài 6: Lái xe qua đường vòng quanh co
– Bài 7: Ghép xe vào nơi đỗ dọc
– Bài 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt ngang qua.
– Bài 9: Gia tốc và chuyển động thẳng đều
– Bài 10: Ghép xe vào nơi đỗ ngang
– Bài 11: Kết thúc bài thi
Thời gian thực hiện là 18 phút. Với thang điểm 100, bạn cần đạt tối thiểu 80 điểm trở lên.
Thi thực hành phần đường trường
Theo quy trình thi sát hạch lái xe, sau khi đạt phần thi sát hạch lái xe, thí sinh thực hiện bài thi cuối cùng là thi sát hạch lái xe đường trường. Ở phần thi này, giám khảo sẽ ngồi trực tiếp với thí sinh trong một chiếc máy làm bài và yêu cầu thí sinh làm bài thông qua thiết bị đặc biệt.
Nội dung sát hạch lái xe bao gồm:
– Thực hành xuất phát
– Vào số, tăng tốc, lên số theo đường thẳng
– Giảm số, giảm tốc trên đường thẳng
– Kết thúc
Tổng điểm của phần thi này cũng là 100, thí sinh phải đạt từ 80/100 trở lên mới được coi là đỗ.
3. Hướng dẫn thi bằng lái xe ô tô đỗ 100%
Thông thường, có khoảng 10% tỉ lệ học viên trượt trong mỗi đợt thi cấp giấy phép lái xe (GPLX). Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý không vững vàng, thiếu kinh nghiệm thực hành sân thi, trượt lý thuyết hoặc tay lái kém.
Bài thi xuất phát
– Khi nhận được tín hiệu xuất phát từ hệ thống chấm điểm trên xe, học viên cần bình tĩnh vào số 1, tập trung cảm nhận chân ga và phối hợp với chân côn nhịp nhàng. Khi xuất phát, bạn nhớ phải bật đèn xi-nhan trái để không bị trừ điểm.
Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
– Bài này khá đơn giản, bạn chỉ việc dừng sao cho 2 bánh trước nằm giữa 2 vạch là được. Thông thường, tại mỗi sân sát hạch sẽ có một vật gì đó để làm mốc cho bạn dừng đúng vị trí.
Dừng và khởi hành xe ngang dốc (đề pa)
– Đây là phần thi khiến nhiều học viên bị trượt. Để đạt điểm tuyệt đối ở bài thi này, bạn cần dừng trước vạch không quá 50cm, sau đó đạp nhanh chân côn, chân phanh và kéo phanh tay để xe dừng hẳn.
– Tiếp theo, đạp ga lên tầm 3000 vòng, nhả côn từ từ cho xuống 1500 vòng rồi hạ phanh tay để xe leo dốc. Lưu ý, nhả phanh tay từ từ để xe không bị trôi, quá 30 giây mà bạn không qua được dốc là bị loại ngay lập tức.
Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
– Tốt nhất bạn nên chủ động dừng lại trước vạch sơn. Chờ đèn đỏ còn khoảng 3-4 giây thì nhả côn từ từ rồi nhấn thêm chân ga để di chuyển.
Lùi xe vào chỗ đỗ (lùi chuồng)
– Đây cũng là bài thi dễ bị trượt nhất. Bạn căn bằng gương trái bên lái, khi gương qua tầm giữa chuồng thì đánh hết vô lăng sang phải cho đến khi gương bên trái nhìn thấy cửa chuồng. Lúc này, bạn hãy lùi thật chậm và nhanh tay trả vô lăng về bên trái.
Ghép ngang
– Khi xe tiến cách mép lề và cửa chuồng khoảng 50cm, bạn hãy đánh hết vô lăng sang phải để thân xe lọt vào chỗ đỗ. Đồng thời, nhanh mắt quan sát thấy đuôi xe vào đến nửa chuồng thì nhanh tay trả lái sang trái. Lưu ý, lùi chậm để có thêm thời gian quan sát, đánh lái hợp lý.
Thay đổi số trên đường thẳng (tăng tốc)
– Khi lái xe đến vị trí có biển tăng số thì mới được tăng lên số 3. Tại thời điểm chạy qua biển báo tối thiểu 20km/h, tốc độ xe cần phải trên 20km/h và đang ở số 3. Đến biển báo tốc độ tối đa 20km/h thì bạn phải giảm tốc độ và về số 2.
Dừng khẩn cấp
– Khi còi hú hoặc đèn nháy phát tín hiệu, hãy lập tức đạp côn và phanh để xe dừng hẳn, nhanh tay nhấn đèn báo sự cố. Đến khi có tín hiệu đi tiếp thì từ từ nhả côn lăn bánh. Lưu ý, không được nhấn tắt đèn báo sự cố trước khi có tín hiệu đi tiếp để tránh bị trừ điểm.
Về đích (bài thi cuối cùng)
– Bắt buộc bạn phải bật xi-nhan phải trước khi về đích để bảo toàn số điểm tuyệt đối. Đến đây, loa thiết bị trên xe sẽ lập tức thông báo kết quả “chúc mừng bạn đã thi đỗ” hoặc “bạn đã thi trượt”.
Phần thi đường trường
– Bài này khá dễ, hầu như ai cũng vượt qua. Tuy nhiên, bạn cần có thái độ tốt với giáo viên chấm thi và quan sát những người lái trước để rút kinh nghiệm.
Xem thêm:
4. Nâng hạng bằng lái
Nếu bạn có nhu cầu điều khiển các loại ô tô khác theo quy định thì việc nâng hạng bằng lái ô tô là yêu cầu bắt buộc. Với trường hợp này là nâng hạng bằng từ B1 lên B2. Để nâng hạng bằng lái, bạn cần đáp ứng đủ điều kiện như sau:
– Đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật: đủ 18 tuổi trở lên
– Đã có bằng lái ô hạng B1 hơn ít nhất 1 năm
– Đã học và thi đạt sát hạch lái xe bằng B2
Theo Khoản 2, Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về hồ sơ của người học lái xe bao gồm:
– Đơn đề nghị học lái xe, thi sát hạch để nâng hạng giấy phép lái xe từ B1 lên B2.
– 06 ảnh 3×4 nền xanh, áo trắng.
– Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. Giấy khám sức khỏe phải có dấu giáp lai của cơ sở y tế đến khám. Mỗi hạng mục khám phải có chữ ký của bác sĩ chuyên khoa.
– Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn. Với bản khai này, bạn cần phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chân thật của những nội dung trong bản khai.
– Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên. (Xuất trình bản chính khi đi thi sát hạch).
– Bản sao giấy phép lái xe hạng B1 vẫn còn thời hạn sử dụng. (Xuất trình bản chính khi dự thi sát hạch).
Thủ tục nâng hạng bằng lái ô tô:
– Nộp hồ sơ: Tại Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Phòng quản lý phương tiện và người lái xe thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn cư trú.
– Tiếp nhận hồ sơ: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp giấy hẹn trả kết quả.
– Học và thi sát hạch: Tại cơ sở đào tạo lái xe được phép đào tạo lái xe theo hạng xe bạn muốn nâng hạng.
– Nhận kết quả: Sau khi thi sát hạch đạt kết quả, hãy đến cơ quan đăng ký xe đã nộp hồ sơ để nhận giấy phép lái xe mới.
5. Đổi bằng khi hết hạn
Theo quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng sẽ phải thi lại lý thuyết hoặc phải thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe tùy thuộc vào thời gian quá hạn.
Giấy phép lái xe hạng B1 và B2 có thời hạn sử dụng là 10 năm. Sau khi bằng lái hết hạn, bạn bắt buộc phải làm thủ tục đổi bằng trong vòng 3 tháng kể từ ngày hết hạn. Nếu không thực hiện đổi bằng lái trong thời hạn quy định, bạn sẽ phải thi lại các bài thi sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mới.
Cụ thể:
– Nếu giấy phép lái xe hạng B1, B2 của bạn bị quá hạn từ 03 tháng – 01 năm: bạn sẽ phải thi lại lý thuyết
– Nếu giấy phép lái xe hạng B1, B2 của bạn bị quá hạn từ 01 năm trở lên: Trường hợp này bạn phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.
Quy trình đổi bằng lái không khác gì so với nâng hạng bằng lái, tuy nhiên, mỗi trường hợp sẽ có thủ tục khác nhau.
Trường hợp bằng lái xe B1, B2 quá hạn dưới 3 tháng cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, tài liệu bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu;
– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe. Hồ sơ gốc chính là biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe được giao cho người trúng tuyển kỳ sát hạch;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe,
– Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (Bản sao có chứng thực)
Trường hợp bằng lái xe B1, B2 quá hạn từ 3 tháng – 1 năm cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, tài liệu bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu;
– Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân( bản sao có chứng thực);
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Bản sao Giấy phép lái xe hết hạn
Lưu ý:
– Sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ phải thi sát hạch lại.
– Thời hạn giải quyết: Chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch
– Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần
6. Mức phạt khi điều khiển xe ko có bằng lái
Với mỗi loại phương tiện khác nhau, các mức phạt về bằng lái xe sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể:
Lỗi không có bằng lái xe
– Căn cứ vào điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Đối với người điều khiển ô tô, máy kéo hay các loại xe tương tự ô tô: phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng.
Lỗi quên mang bằng lái xe
– Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định người điều khiển ô tô không mang theo bằng lái khi lái xe trên đường: phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
Như vậy lỗi không bằng có bằng lái xe và không mang theo bằng lái là hai lỗi hoàn toàn khác nhau, mức phạt khác nhau. Người điều khiển phương tiện cần lưu ý khi vi phạm lỗi, tránh những sai sót khi bị xử phạt.
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về bằng lái xe ô tô. Người tham gia giao thông nên tìm hiểu và nắm rõ những quy định trên, đồng thời lưu ý mang theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi lưu thông trên đường, tránh vi phạm lỗi.
(*) Lưu ý nội dung của bài viết thể hiện quan điểm của người viết. Ban biên tập không chịu trách nhiệm nếu người dùng sử dụng nội dung bài viết để trở thành căn cứ cho những tác nghiệp nào đó (mua xe cũ, bán xe cũ, chọn xe cũ). Ban biên tập chỉ cố gắng cung cấp thêm các góc nhìn cho người dùng thêm thông tin để quyết định lựa chọn sản phẩm phù hơp với cá nhân người dùng.