5 điều cần biết về hộp số ô tô không thể bỏ qua

Hộp số ô tô là bộ phận rất quan trọng nếu hỏng sẽ khiến chiếc xe của bạn không thể di chuyển và có thể sẽ làm giảm giá trị bán lại. Cùng T-Sure tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về cấu trúc, nguyên lý hoạt động, tầm quan trọng và cách sửa chữa hộp số ô tô.

1. Hộp số ô tô là gì?

Hộp số ô tô là bộ phận truyền sức mạnh từ động cơ đến hệ dẫn động dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mô men xoắn ở các bánh xe, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài.

Hộp số ô tô là gì?

1.1 Cấu tạo hộp số ô tô

Việc lựa chọn xe số tự động hay số sàn là một trong những điều khiến nhiều bạn băn khoăn khi mua xe. Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu thêm về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của từng loại hộp số mới có thể chọn được loại xe phù hợp.

Đối với hộp số sàn

Hộp số sàn (Manual Transmission – MT) hay còn được gọi là số tay, người lái sử dụng cần số gạt tay khi muốn thay đổi tỷ số truyền động.

Cấu tạo

Hộp số sàn được cấu tạo từ các bộ phận như: trục, bánh răng, ổ bi, bộ đồng tốc và được bao bọc bởi nắp và vỏ.

Trục hộp số: Hộp số ô tô dọc thường có 3 trục, gồm Trục sơ cấp, Trục trung cấp và Trục thứ cấp. Còn hộp số ngang chỉ có Trục sơ cấp và Trục thứ cấp.

Bánh răng: Đây được xem là bộ phận chính, giữ nhiệm vụ thay đổi tỷ số truyền. Từ đó, bộ phận này hỗ trợ làm thay đổi tốc độ quay giữa các chi tiết khác.

Ổ bi: Chuyển hóa ma sát trượt thành ma sát lăn khi di chuyển. Việc này vừa giúp kéo dài tuổi thọ của hộp số vừa làm giảm tiếng ồn khi hoạt động.

Bộ đồng tốc: Giảm tốc độ của các bánh răng khi vào số để tránh xảy ra tình trạng va đập giữa các bánh răng giúp cho quá trình vào số của xe sẽ êm ái hơn.

Nắp và vỏ: Dùng để chứa các bộ phận khác bên trong hộp số, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận này không bị va đập.

Đối với hộp số tự động

Hộp số tự động (Automatic Transmission – AT) là một loại hộp số ô tô có khả năng thay đổi tỷ số truyền động một cách tự động mà người lái không cần sử dụng cần gạt để sang số. Một trong những loại hộp số tự động phổ biến hiện nay là hộp số tự động sử dụng biến mô.

Cấu tạo hộp số ô tô tự động bao gồm các bộ phận sau:

Bộ bánh răng hành tinh: Bao gồm bánh răng mặt trời có kích thước lớn nhất, được đặt tại vị trí trung tâm cùng các bánh răng hành tinh nhỏ hơn nằm ở xung quanh, ăn khớp và xoay quanh bánh răng mặt trời. Cần dẫn (hay còn gọi là lồng hành tinh) là bộ phận liên kết với trục bánh răng hành tinh và đồng trục với vành đai ngoài (bộ phận bao quanh bên ngoài của bộ bánh răng hành tinh).

Biến mô thủy lực: Nằm giữa động cơ và hộp số, bộ phận này có nhiệm vụ truyền mô men xoắn từ động cơ đến trục vào của hộp số ô tô.

Bộ ly hợp thủy lực: Đĩa ma sát có trong bộ phận này sẽ ăn khớp theo vành đai bao ngoài bộ răng hành tinh cũng như di chuyển theo vành đai ngoài.

Bộ điều khiển điện tử: Thông qua cảm biến để nhận thông tin đầu vào. Sau đó, bộ điều khiển sẽ xử lý thông tin cũng như cung cấp dòng điện tới các van nhằm đóng mở đường dầu đến vị trí của các ly hợp.

1.2 Các loại hộp số ô tô

Có 4 loại hộp số ô tô thường được sử dụng trên các xe ô tô hiện đại như hộp số sàn, hộp số tự động, hộp số CVT và hộp số DCT. Ngoài ra, trên các loại xe hạng sang hoặc xe đua thường được trang bị 3 hộp số khác là hộp số bán tự động, hộp số DSG, hộp số Tiptronic Transmission. Sau đây là ưu và hạn chế của từng loại hộp số:

1.2.1 Hộp số sàn (Manual Transmission)

Trước khi mà hộp số tự động và ly hợp kép xuất hiện, hộp số tay là loại hộp số ô tô truyền thống rất phổ biến trên xe hơi nhiều năm trước đây. Nguyên lý hoạt động của loại hộp số này dựa trên cơ chế ăn khớp giữa các cặp bánh răng. Sau đây là ưu và nhược điểm của hộp số sàn:

Ưu Điểm
Hạn Chế
– Thường tiết kiệm nhiên liệu hơn hộp số tự động hay hộp số vô cấp CVT.
– Giá thành rẻ hơn so với các loại hộp số khác.
– Bảo trì, bảo dưỡng thường dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn.
– Giúp người lái kiểm soát xe tốt hơn trong nhiều tình huống.
– Mang lại cảm giác điều khiển chân thật và thú vị hơn.
– Điều khiển và xử lý tình huống với hộp số sàn là khó hơn so với xe số tự động.
– Gây bất tiện và khó chịu trong trường hợp kẹt xe, tắc đường vì người lái sẽ phải thường xuyên thực hiện các thao tác với hộp số.

Một số xe như Chevrolet Cruze 1.6MT, Kia K3 1.6MT Honda City 1.5MT .v.v.. là những xe phổ thông được trang bị số sàn.

1.2.2 Hộp số tự động oto (Automatic Transmission)

Hộp số tự động oto là loại hộp số có kết cấu khá phức tạp, có thể tự động thay đổi tỷ số truyền bằng cách sử dụng bánh răng hành tinh bên trong thay vì bánh răng cơ thông thường. Không có chân côn (ly hợp) là điểm dễ dàng phân biệt giữa xe số sàn và xe số tự động nếu nhìn bằng mắt thường.

Ưu Điểm
Nhược Điểm
– Do bản chất tự động của mình, loại hộp số này mang đến trải nghiệm dễ dàng và thoải mái hơn cho người lái.
– Hộp số tự động còn tỏ ra rất hữu dụng khi lái xe trong khu vực thành thị đông đúc.
– Độ tiêu hao nhiên liệu lớn hơn so với hộp số sàn truyền thống do sự hao hụt công suất ở biến mô thủy lực.
– Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế khác cao do cấu tạo phức tạp của hệ thống.

Một số mẫu xe sở hữu hộp số tự động có thể kể đến: Honda CR-V, Mazda 6 .v.v..

1.2.3 Hộp số tự động vô cấp CVT (Continuous Variable Transmission)

Hộp số vô cấp hay còn gọi là hop so CVT có cấu tạo không bao gồm cặp bánh răng tạo tỷ số truyền. Bởi nguyên lý hoạt động của hộp số đơn giản nên nó thường được sử dụng khá phổ biến trên các dòng xe đời mới

Điểm khác biệt ở động cơ này là nó không sử dụng bánh răng thép truyền thống mà sử dụng dây đai hoặc ròng rọc. Đồng thời, hộp số này biến thiên liên tục cho phép chuyển số liền mạch với các tỷ số khác nhau phụ thuộc vào tốc độ động cơ hoặc RPM. Việc này cũng tạo điều kiện và cho phép động cơ này đạt được hiệu quả tối đa và tăng tốc liên tục, tốt cho việc tiết kiệm nhiên liệu.

Ưu Điểm
Nhược Điểm
– Giữ lại được khả năng điều khiển nhẹ nhàng, thoải mái của một hộp số tự động.
– Khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn so với hộp số tự động và hộp số sàn.
– Cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ và khối lượng nhẹ hơn so với hộp số tự động có cấp.
– Quá trình vận hành mượt mà và chính xác do người lái không cảm nhận được quá trình sang số thông thường.
– Tiếng ồn khi tăng tốc cũng như khi chạy ở tua máy cao là một trong những nhược điểm cố hữu của CVT, dù hộp số có trang bị chế độ giả lập cấp số hay không.
– Dây đai trong hộp số CVT cũng không thể chịu được những động cơ có công suất và momen xoắn cao, do đó hoàn toàn không phù hợp đối với những dòng xe thể thao.
– Chi phí bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa các bộ phận bên trong hộp số CVT còn khá cao.

Do thiết kế đơn giản nên hộp số CVT đang được sử dụng khá phổ biến trên nhiều dòng xe hiện nay, có thể kể đến như Nissan X-Trail 2016, Toyota Altis 1.8 CVT, Honda City 1.5 CVT .v.v..

1.2.4 Hộp số ly hợp kép DCT (Dual Clutch Transmission)

Hộp số ly hợp kép (DCT) là loại hộp số ô tô có thể cho phép người tài xế chuyển sang số tay mặc dù số ly hợp kép vẫn đang hoạt động. Nguyên lý này được diễn ra bởi hệ thống thủy lực và điện tử. Với sự kết hợp của hộp số tự động và hộp số sàn, hộp số ly hợp kép không có bộ chuyển đổi mô-men xoắn. Thay vào đó, nó sử dụng hai trục riêng biệt với bộ ly hợp riêng để thay đổi bánh răng, một cho bánh răng số lẻ và một cho số chẵn. Chuyển sang bánh răng cao hơn và thấp hơn là liền mạch, nhưng chúng có thể gây ồn.

DCT là hộp số khô không cần người lái thay đổi chất lỏng hộp số. Nó làm cho ly hợp khô và hao mòn chất lượng ma sát của nó.

Ưu Điểm
Nhược Điểm
– Đảm bảo được lực kéo phù hợp với điều kiện hoạt động của xe
– Tối ưu được hiệu suất truyền động và nhiên liệu của ô tô.
– Sang số nhanh và chính xác.
– Giá cao.
– Chi phí sửa chữa cao so với các loại hộp số khác.

Những chiếc xe sang hay xe thể thao có sử dụng hộp số ly hợp kép hiện đại như Porsche Boxster, Mercedes-AMG SL 43, Hyundai Tucson .v.v..

1.2.5 Hộp số bán tự động (Manual-Automatic Transmission)

Hộp số tự động bằng tay (còn gọi là bán tự động) được trang bị bộ ly hợp và bánh răng thông thường. Tuy nhiên, việc sang số thực tế được thực hiện bởi các cảm biến, bộ xử lý, bộ truyền động và khí nén thay vì tổ hợp lẫy chuyển số/bàn đạp ly hợp.

1.2.6 Hộp số sang số trực tiếp DSG (Direct Shift Gearbox)

Sử dụng một cơ cấu tương tự như hộp số ly hợp kép, hộp số sang số trực tiếp (DSG) sử dụng hai bộ ly hợp thay thế xen kẽ trong việc thay đổi bánh răng. Nó giải quyết các vấn đề của DCT đơn giản bằng cách ngắt một ly hợp thay vì cho phép nó quay khi không sử dụng.

Hộp số này thường được sử dụng trên các xe hạng sang và siêu xe, có thể kể đến như Bugatti, Audi,…

1.2.7 Hộp số Tiptronic Transmission

Hộp số Tiptronic Transmission là loại hộp số ô tô hoạt động tương tự như hộp số sàn, thay vì sử dụng bàn đạp ly hợp Tiptronic Transmission sử dụng bộ chuyển đổi mô-men xoắn. Người lái có thể chọn chế độ số sàn hoặc số tự động. Tất nhiên, hộp số này có cơ cấu để đảm bảo an toàn khi chuyển hai chế độ.

Hộp số này thường được sử dụng trong các phương tiện vận hành hoặc thể thao, hệ truyền động Tiptronic được Porsche tiên phong trong thập niên 90.

1.3 Nguyên lý hoạt động

Để bạn có thể nắm rõ hơn nguyên lý hoạt động của hộp số ô tô, T-Sure sẽ cho bạn biết nguyên lý hoạt động của 2 loại hộp số sàn và hộp số tự động qua thông tin dưới đây:

Hộp số sàn

Nguyên lý hoạt động của số tiến

Xuất phát từ động cơ, mô men lực sẽ di chuyển qua ly hợp và được truyền vào hộp số ô tô. Đầu vào (Trục sơ cấp) của hộp sẽ là nơi tiếp nhận mô men này. Lúc này, cấp số tiến mà người lái đã chuyển cùng với cặp bánh răng trung gian tương ứng sẽ ăn khớp với nhau để có thể tiến hành truyền động lực tới đầu ra (Trục thứ cấp).

Nguyên lý hoạt động của số lùi:

Khi chuyển cần số về số lùi, ở chế độ này, bánh răng nhỏ trung gian sẽ ăn khớp với bánh răng trung gian và thứ cấp. Lúc này, bánh răng trung gian có nhiệm vụ dẫn động cho bánh răng thứ cấp. Tuy nhiên, thông qua bánh răng trung gian khác làm cho bánh răng thứ cấp có thể quay ngược chiều để trục thứ cấp có thể chuyển động ngược. Nhờ vậy, xe mới di chuyển lùi đúng theo sự điều khiển của người lái.

Hộp số tự động

Hộp số tự động

Nguyên lý hoạt động của số tiến

Tương ứng với mỗi số sẽ có một bộ ly hợp và bộ bánh răng hành tinh khác nhau (1, 2, 3, 4, 5). Xuất phát từ biến mô, mô men xoắn ở vị trí trục khuỷu của động cơ sẽ được chuyển tới trục vào của hộp số. Kế đó, muốn truyền đến trục ra thì cần phải đóng lại 2 ly hợp.

Lúc này, bảng điều khiển điện tử sẽ thực hiện nhiệm vụ đóng mở đường dầu dẫn tới vị trí của ly hợp theo yêu cầu giúp xe vào số dễ dàng. Để xe vào số tiến, các ly hợp số và ly hợp tiến (có thể là số 1 hoặc số 2…) tương ứng cũng sẽ được đóng lại.

Trong trường hợp chỉ có ly hợp số 2 đóng lại thì mô men xoắn không thể truyền đến trục ra của hộp. Việc này làm cho xe sẽ chuyển qua chế độ số N trung gian.

Nguyên lý hoạt động của số lùi

Khi xe di chuyển lùi, ly hợp số 2 và số 5 sẽ được đóng lại. Vành đai ngoài của bộ bánh răng hành tinh số 2 sẽ được giữ cố định khi ly hợp 2 đóng lại. Còn khi ly hợp số 5 đóng, mô men xoắn sẽ được phép truyền từ trục biến mô sang trục bánh răng mặt trời (đây là trường hợp có 1 số lùi và 5 số tiến). Đồng thời, mô men xoắn sẽ đổi chiều khi truyền từ trục bánh răng mặt trời sang bộ bánh răng hành tinh ở vị trí số 2 và số 3. Cuối cùng, chuyển sang trục ra của hộp để xe có thể di chuyển lùi.

2. 10 dấu hiệu hư hỏng hộp số

Hư hỏng hộp số có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau, dưới đây là một số dấu hiệu hư hỏng của hộp số có thể dễ dàng phát hiện ra khi sử dụng xe:

2.1 Đèn báo động cơ sáng

Dấu hiệu dễ dàng để bạn có thể nhận biết được hư hỏng hộp số của ô tô, chính là đèn cảnh báo hộp số ô tô sáng lên trên bảng taplo. Nếu điều này xảy ra, bạn nên mang xe tới các garage sửa chữa uy tín để được kiểm tra và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Đèn báo động cơ bị lỗi

2.2 Không thể chuyển số

Mặc dù hộp số sàn có kết cấu đơn giản hơn hộp số tự động nhưng hộp số sàn cũng có một số vấn đề thường gặp. Một trong số đó là hiện tượng không thể chuyển số, cho dù người lái đã cắt côn và gạt cần. Điều này có thể xảy ra cả khi chuyển từ “mo” sang số 1 và chuyển giữa các cấp số khác nhau.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường là cạn dầu hộp số, dùng dầu hộp số không đúng độ đặc và điều chỉnh chân côn chưa chuẩn.

2.3 Xe có mùi “khét” bốc lên

Khi xe của bạn có mùi khét bốc lên chứng tỏ rằng hộp số đang bị quá nhiệt, khiến cho dầu hộp số bắt đầu bị cháy khét và hoạt động không hiệu quả. Dầu hộp số không chỉ giúp bôi trơn các bánh răng mà còn có tác dụng làm mát bằng cách liên tục lưu thông nhiệt sinh ra khi chuyển số.

Trên một số mẫu xe, hộp số còn có một két làm mát dầu riêng để giúp cho nhiệt được tản dễ dàng hơn. Bạn có thể dễ dàng khắc phục hiện tượng này bằng cách thay dầu hộp số.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác có thể dẫn tới mùi khét trên xe số sàn đó là việc sử dụng côn quá nhiều. Khi bạn sử côn quá nhiều sẽ khiến các má côn bị ma sát quá lớn và bắt đầu sinh ra mùi khét. Tuy nhiên, mùi này sẽ nhanh chóng mất đi nếu như người lái điều chỉnh lại cách lái xe của mình.

2.4 Hộp số có tiếng ồn phát ra khi cài số xe chạy không tải

Khi bạn vào số N và vẫn nghe thấy những tiếng ồn lạo xạo thì rất có thể dầu hộp số ô tô đã quá bẩn hoặc cũng có thể do mức dầu hộp số đã xuống thấp hơn mức cho phép.

Với dấu hiệu này, bạn hãy châm thêm dầu hộp số và kiểm tra lại xem tiếng ồn đó đã mất đi hay chưa. Nếu chưa, có thể các bánh răng và vòng bi đã mòn. Điều bạn cần làm lúc này mang xe đi sửa chữa hộp số nhanh nhất có thể.

2.5 Kiểm tra thấy rò rỉ dầu hộp số

Rò rỉ dầu ở hộp số cũng là một trong những dấu hiệu cho biết hộp số của bạn đang gặp vấn đề. Việc chảy dầu hộp số có thể là do gioăng cao su bị lão hóa, phớt bị vệnh do tiếp xúc hay va chạm mạnh. Chính vì vậy, nếu bạn phát hiện ra những giọt dầu nằm dưới gầm xe, hãy đưa xe đi kiểm tra ngay.

2.6 Cần số xe bị rung

Tùy từng loại hộp số mà hiện tượng rung có thể sẽ khác nhau. Ví dụ như: Với hộp số sàn, tình trạng rung giật thường gặp khi xe chuyển sang số mới. Còn với hộp số tự động thì thường thấy nhất khi xe giảm tốc độ.

Trong khi xe vận hành và hộp số ô tô bị lỗi, người lái sẽ dễ dàng nhận thấy tốc độ thực tế không tương ứng với tốc độ của động cơ. Nguyên nhân có thể là do bánh răng, trục quay, vòng đai, hay các đĩa ma sát đã bị ăn mòn… Hoặc do các van điện tử bị hư hỏng ở một cấp độ nào đó.

Cần số xe bị rung

2.7 Lỏng cần số

Đối với việc lỏng cần số, bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều. Vì đây không phải lỗi nghiêm trọng và chúng gần như không ảnh hưởng đến khả năng vận hành của hộp số. Lỗi lỏng cần số thường xuất hiện ở trên những mẫu xe đã có tuổi đời cao.

Nguyên nhân dẫn đến cần số lỏng đa phần là do bạc ở cần số bị vỡ. Bạn chỉ cần mang xe đến các gara để thợ sửa chữa tiện lại là được.

Lỏng cần số

2.8 Hộp số ô tô quá nóng

Hộp số ô tô quá nóng là một lỗi thường xuất hiện ở trên những mẫu xe sử dụng hộp số ly hợp kép DCT khô. Đồng thời, khi hộp số ô tô bị lỗi quá nhiệt, đèn cảnh báo lỗi hộp số sẽ sáng, kèm theo thông báo cần để xe nghỉ.

Nguyên nhân khiến hộp số DCT bị nóng chủ yếu là do ly hợp ma sát nhiều khi xe dừng/đi liên tục trên những quãng đường ngắn. Còn đối với những mẫu xe sử dụng loại hộp số khác, hộp số ô tô nóng có thể là do thiếu dầu, cạn dầu làm nhiệt độ của hộp số tăng cao.

Hộp số ô tô quá nóng

2.9 Thiếu độ nhạy

Hộp số trên chiếc xe của bạn luôn được thiết kế để chuyển số một cách chính xác. Chính vì vậy, nếu thấy chúng hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường, bạn có thể suy đoán rằng chúng đang gặp vấn đề.

Trên hộp số sàn, bạn có thể nhận ra điều này khi chuyển số và vòng tua máy tăng lên nhưng chiếc xe vẫn bị ì. Đây thường là dấu hiệu chứng tỏ các lá côn đã mòn.

Đôi lúc hộp số tự động cũng có triệu chứng ì nhưng nó chỉ thể hiện khi chuyển số về chế độ Park hoặc Drive. Bình thường, hộp số sẽ chuyển nhanh chóng về hai chế độ này một cách trơn tru và mượt mà nhưng nếu bạn nhận thấy khó khăn để thực hiện thao tác đó thì tốt nhất bạn nên đưa xe tới gara để kiểm tra và khắc phục.

2.10 Vỡ hộp số

Vỡ hộp số hay còn được gọi là vỡ bánh răng hộp số. Khi các bánh răng bơm dầu trong hộp số bị vỡ sẽ gây mất áp suất dầu trong hộp số. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình truyền lực từ động cơ đến hộp số và từ hộp số đến các bánh xe. Thậm chí trong một vài trường hợp, xe của bạn còn có thể sẽ mất truyền lực và dừng đột ngột, đạp ga nhưng xe không chạy.

Lỗi này thường rất nguy hiểm, bởi nó có thể khiến người lái mất kiểm soát xe, đặc biệt là trong những trường hợp xe đang chạy ở tốc độ cao, xuống dốc, lên dốc… Ngoài ra, khi hộp số của bạn bị nước tràn vào, bạn cần xử lý càng sớm càng tốt để tránh gây hại cho các linh kiện bên trong hộp số. Cách xử lý tốt nhất là đưa xe đến xưởng, hạ hộp số và vệ sinh sạch sẽ các linh kiện.

3. Nguyên nhân dẫn đến lỗi hộp số ô tô

Hộp số ô tô là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của hệ thống vận hành xe. Cấu tạo của bộ phận này rất phức tạp, bao gồm khá nhiều những chi tiết cơ khí khác nhau. Do đó, trong quá trình vận hành xe, nếu không được bảo dưỡng, kiểm tra, chăm sóc và vận hành đúng cách, hộp số rất dễ bị lỗi. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân dẫn đến lỗi hộp số ô tô:

Vòng bi bị hỏng

Vòng bi (hay còn được gọi là bạc đạn) là một chi tiết nhỏ ở trong hộp số ô tô nhưng cũng là một chi tiết quan trọng không thể thiếu. Bạc đạn được sử dụng để nâng đỡ cho hầu hết những bộ phận chuyển động quay nằm ở bên trong hộp số. Những vấn đề về sai lệch về tạp chất, dung sai, áp lực và rung động sẽ ảnh hưởng khá lớn đến độ bền và tuổi thọ của vòng bi. Khi hoạt động, các bánh răng sẽ chuyển động, ma sát vào nhau, từ đó tạo ra hạt mạt kim loại.

Những hạt mạt kim loại này sẽ tích tụ nhiều lên theo thời gian, nó cuốn theo dầu bôi trơn và len lỏi đi vào bên trong bộ phận vòng bi. Điều này có thể khiến cho vòng bi bị kẹt, làm mất đi sự êm ái, trơn tru và dẫn đến việc giảm hiệu suất truyền lực.

Bên cạnh đó, khi sửa chữa hộp số, vòng bi là bộ phận không nên bị tháo rời ra. Khi chế tạo, nhà sản xuất phải tiến hành lắp ráp vòng bi ở điều kiện nhiệt độ vô cùng cao, sau đó làm nguội dần đi. Chính vì thế, không thể lắp ráp được vòng bi một cách hoàn hảo ở nhiệt độ thường.

Kích thước sai lệch

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm hỏng hộp số ô tô. Sự sai lệch kích thước hộp số ô tô có thể đến từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau như lỗi lắp ráp, kim loại giãn nở, sử dụng các thiết bị phụ tùng không đúng kích cỡ hoặc các chi tiết bị hao mòn khi hoạt động thời gian dài.

Yếu tố quan trọng nhất gây nên sự sai lệch kích thước chính là sự hao mòn theo thời gian. Những bánh răng có thể được nối cứng hoặc cũng có thể được quay trơn ở trên trục (trục sơ cấp, trung gian hoặc thứ cấp). Khi quay trơn, khu vực tiếp xúc giữa những chiếc bánh răng sẽ dần dần bị mòn vẹt theo thời gian. Từ đó, chúng sẽ không còn được ăn khớp với nhau nữa, không nằm trong quy định, tiêu chuẩn cho phép của nhà sản xuất, kích thước sai lêch có thể làm giảm đáng kể hiệu suất truyền lực.

Do hộp số bao gồm rất nhiều những chi tiết chuyển động quay khác nhau, khi xe ô tô chở quá tải thường xuyên, hệ thống truyền lực sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Vì thế, hộp số xe ô tô sẽ bị quá tải dẫn đến các bánh răng và các trục có thể sẽ bị uốn xoắn lại với nhau. Bên cạnh đó, việc sử dụng, lắp đặt hộp số một cách không chính xác, tác động biến dạng nhiệt, sử dụng lại chi tiết vòng bi cũ cũng sẽ dẫn đến kích thước sai lệch.

Sự rung động ngang và rung động xoắn

Khi hộp số làm việc sẽ vẫn sinh ra những rung động như bình thường. Tuy nhiên, nếu tài xế cảm nhận được sự rung động quá lớn thì đồng nghĩa với việc hộp số đã có vấn đề.

Hộp số sẽ rung động nhiều khi momen xoắn và tốc độ của động cơ máy tăng cao, làm cho những lực dọc, lực ngang, lực ly tâm sẽ ngày càng trở nên lớn hơn do ảnh hưởng của hiện tượng cộng hưởng. Những lực này có thể gây ra các vết nứt, biến dạng trục và cả tiếng ồn ào khó chịu sau một thời gian sử dụng.

Tình trạng xe bị quá nhiệt và mất ổn định nhiệt

Cũng tương tự như động cơ, bộ phận hộp số cũng có tần suất làm việc cao liên tục. Chính vì thế, bộ phận này rất dễ bị tình trạng quá nhiệt, làm giảm hiệu quả truyền lực đồng thời rút ngắn tuổi thọ động cơ. Tình trạng hộp số của xe bị quá nóng sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng dầu rò rỉ, dầu bôi trơn không đủ, dầu bôi trơn có lẫn quá nhiều tạp chất hoặc sử dụng loại dầu không đúng chất lượng yêu cầu.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác thuộc về chi tiết cơ khí như bị sai lệch về kích thước, sự ma sát giữa những chi tiết máy hoặc vòng bi của hộp số quá cứng cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hộp số xe ô tô của bạn bị quá nhiệt.

Hộp số ô tô bôi trơn kém

Hiệu suất của hộp số ô tô cũng phụ thuộc vào hệ thống bôi trơn. Lý do là vì khi bộ phận này làm việc, vận hành liên tục ở tốc độ cao nên rất cần bôi trơn thường xuyên, tránh tình trạng các chi tiết bị kẹt cứng hoặc trục trặc. Chính vì thế, chủ xe cần phải quan tâm đến chất lượng của dầu bôi trơn cho hộp số của xe.

Chất lượng dầu bôi trơn cho xe là vô cùng quan trọng. Việc chọn và sử dụng đúng loại dầu có chất lượng cao, phù hợp với hộp số sẽ giúp cho hộp số đạt được sự hiệu quả cao nhất. Trong trường hợp ngược lại, sử dụng dầu kém chất lượng hay dầu không phù hợp với hộp số thì sẽ làm giảm đáng kể khả năng làm mát, bôi trơn. Bạn có thể đến các gara của Toyota để có thể thay thế được loại dầu phù hợp với hộp của xe của bạn.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây hỏng hóc hộp số xe ô tô. Bạn hoàn toàn có thể tránh được những vấn đề này nếu bảo dưỡng, chăm sóc xe thường xuyên, định kỳ và đúng thời hạn quy định.

4. Kiểm tra và sửa chữa hộp số ô tô

Khi hộp số ô tô lỗi sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng vận hành của xe, đồng thời còn có thể gây ra một số tình huống nguy hiểm như xe dừng đột ngột, mất kiểm soát xe… Vì vậy, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào ở hộp số, bạn nên mang xe đi kiểm tra ngay khi có thể.

Mặt khác, hộp số được cấu tạo từ rất nhiều chi tiết cơ khí phức tạp. Nên nếu không khắc phục lỗi sớm mà để tình trạng ngày càng nặng hơn thì chi phí sửa chữa hộp số sẽ rất tốn kém.

Chi phí cho mỗi lần sửa chữa hộp số sẽ phụ thuộc vào tình trạng hư hỏng, cũng như dòng xe. Ví dụ như chi phí sửa chữa lỗi hộp số các dòng xe nhỏ như Kia Morning, Toyota Vios… sẽ thường “mềm” hơn xe các dòng lớn như Toyota Innova, Toyota Fortuner… Giá sửa chữa hộp số của các dòng xe sang như xe Mercedes, BMW, Audi, Toyota Cross … thường sẽ khá cao. Đôi khi có một số lỗi bạn chỉ cần bổ sung hoặc thay dầu nhớt hộp số là được, còn có những lỗi cần phải hạ hộp số để kiểm tra và xử lý.

Khi hộp số ô tô bị lỗi, cách tốt nhất là bạn cần đưa xe của mình đến những nơi sửa chữa hộp số chuyên nghiệp để kiểm tra và khắc phục. Lưu ý, nên chọn hệ thống gara chính hãng, nhất là với các dòng xe ô tô hạng sang. Còn nếu muốn sửa chữa bên ngoài để tiết kiệm chi phí thì nên ưu tiên các địa chỉ uy tín, đáng tin cậy.

5. Những thói quen làm hại hộp số xe ô tô người lái cần tránh

Tuổi thọ của hộp số ô tô phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng của chủ sở hữu. Sau đây là 6 thói quen sai lầm gây hại cho hộp số mà bạn có thể đã biết:

5.1. Khởi động xe rồi đi ngay

Theo lý thuyết, thao tác khởi động xe sẽ kích hoạt cơ chế bơm dầu động cơ luôn vì chúng được kết nối với nhau. Dầu sẽ bơm vào các bộ phận chuyển động của động cơ chỉ sau vài giây. Khoảng thời gian này đủ để bôi trơn động cơ trong lúc trục khuỷu quay ở tốc độ 600-700 vòng/phút. Nếu nổ máy và cài số cho ô tô chuyển động ngay cũng không gây hại. Bởi khi khởi động ô tô, dầu đã kịp bôi trơn tất cả bộ phận chuyển động bên trong.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, thói quen khởi động xe rồi đi ngay là một trong những thói quen làm hại hộp số và cả động cơ của xe. Theo khuyến nghị của chuyên gia, người lái xe nên chờ từ 60 – 90 giây cho động cơ ổn định sau đó vào số để xe chuyển động từ từ thay vì đạp thốc ga.

5.2. Tỳ tay trên cần số khi lái xe

Tỳ tay trên cần số khi lái xe là một trong những thói quen làm hại hộp số xe ô tô (cả xe có hộp số tự động và xe số sàn). Một số người lái xe, đặc biệt với xe số sàn hay có thói quen đặt tay tì lên cần số và xem đó là chỗ nghỉ tay để thao tác vào số nhanh hơn.

Cần số ô tô xe tự động

 

Tuy nhiên, thói quen này có thể gây hại tới các bộ phận trong hộp số. Do tỳ tay trên cần số khiến cần gắn chạc điều khiển bánh răng bị mòn. Hơn nữa, trong trường hợp gặp tình huống bất ngờ sẽ không kịp xử lý. Bởi vậy, đặt hai tay lên vô-lăng là tư thế lái an toàn để tránh gây hại tới hộp số của xe.

5.3. Sử dụng nước lọc thay thế nước làm mát

Nước làm mát ô tô có vai trò quan trọng trong việc giải nhiệt và duy trì nhiệt độ ổn định cho động cơ ô tô. Nước làm mát là hợp chất gồm nước cất, dung dịch Ethylene Glycol cùng một số chất giúp dẫn nhiệt nhanh chóng, chống bốc hơi, chống ăn mòn các thiết bị.

Một số người dùng không hiểu bản chất của nước làm mát nên đã dùng nước lọc để thay thế. Điều này khiến các bộ phận trong quá trình chuyển động không được giảm nhiệt kịp thời, gây quá nhiệt và dẫn đến những hư hại nghiêm trọng.

5.4. Đánh lái chết

Đánh lái chết là việc xoay vô-lăng khi xe đang đứng yên tại chỗ là một trong những lý do hộp số xe ô tô nhanh hỏng. Tình huống này thường gặp khi lái xe phải xoay sở trong không gian chật hẹp, tiến lùi liên tục. Và đây cũng là sai lầm gây hại hộp số xe ô tô. Bởi khi đánh lái chết sẽ khiến toàn bộ bơm trợ lực, thước lái, rô-tuyn, … phải hoạt động ở mức cao do lực tác động ma sát lớn. Không chỉ vậy, đánh lái chết còn gây mòn lốp xe nhanh hơn vì bánh xe tạo với mặt đường lực ma sát trượt, không phải ma sát lăn.

5.5. Bất ngờ chuyển số tiến trong khi xe đang lùi

Một trong các lý do khiến hộp số xe ô tô nhanh hỏng là thói quen chuyển số tiến trong khi đang lùi xe. Khi lùi xe quay đầu ở khu vực chật hẹp hoặc đông đúc, một số tài xế thường chuyển sang số D lúc xe chưa dừng hẳn. Thói quen này sẽ làm cho các bánh răng bị phá vỡ do momen xoắn bị đảo chiều đột ngột gây hư hỏng nghiêm trọng cho hộp số. Theo đó, người lái chỉ chuyển từ số tiến sang số lùi và ngược lại trong khi xe đã dừng hẳn.

5.6. Quên phanh tay khi đỗ xe

Đối với dòng xe tự động, nếu đỗ xe chỉ để chế độ P mà không sử dụng phanh tay có thể làm hại hộp số. Chế độ P cấu tạo rất đơn giản, với một bánh răng cóc chèn không có trục quay nằm bên trong hộp số. Nếu người lái quên không sử dụng phanh tay trong khi đỗ sẽ khiến trọng lượng xe dồn vào toàn bánh răng khiến chúng liên tục chịu áp lực lớn và là lý do hộp số xe ô tô nhanh hỏng. Để lâu dần bánh răng nhanh mòn hoặc thậm chí bị gãy.

Bởi vậy, người lái nên thực hiện thao tác đỗ xe như sau: đạp phanh để xe dừng hẳn, kéo phanh tay, chuyển vị trí cần số từ D về P sau đó mới tắt máy.

(*) Lưu ý nội dung của bài viết thể hiện quan điểm của người viết. Ban biên tập không chịu trách nhiệm nếu người dùng sử dụng nội dung bài viết để trở thành căn cứ cho những tác nghiệp nào đó (mua xe cũ, bán xe cũ, chọn xe cũ). Ban biên tập chỉ cố gắng cung cấp thêm các góc nhìn cho người dùng thêm thông tin để quyết định lựa chọn sản phẩm phù hơp với cá nhân người dùng.

MUA XE CŨ TỪ TOYOTA SURE CÓ LỢI NHƯ THẾ NÀO?

Bảo hành chính hãng

Toyota Sure cấp Bảo hành chính hãng trên toàn quốc theo tiêu chuẩn của Toyota Việt Nam trong thời hạn 01 năm hoặc 20.000 km cho động cơ và hộp số, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Lịch sử bảo dưỡng đầy đủ

Xe mua tại Toyota Sure đều kèm theo lịch sử bảo dưỡng đầy đủ tại các Đại lý ủy quyền của Toyota trên Toàn quốc

Hơn 78 đại lý trên toàn quốc

Hệ thống đại lý rộng khắp các tỉnh thành giúp bạn có nhiều lựa chọn và dễ dàng đến xem xe, cũng như bảo dưỡng, sữa chữa trong quá trình sử dụng.

176 hạng mục kiểm tra

Mỗi chiếc xe đã qua sử dụng mang thương hiệu Toyota Sure sẽ phải trải qua công đoạn kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt và toàn diện với 176 hạng mục kĩ thuật bởi các chuyên gia của Toyota

GIỚI THIỆU BẠN BÈ

scroll to top