Bất ngờ với chi phí ‘nuôi’ một chiếc ô tô cũ mỗi tháng

Khi sở hữu một chiếc ô tô, chủ xe sẽ phải chi trả nhiều loại chi phí như: phí bảo dưỡng định kỳ, tiền nhiên liệu, phí bảo hiểm, sửa chữa… Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chi phí mà việc nuôi một chiếc ô tô.

1. Chi phí sử dụng ô tô cũ cố định hàng tháng

Bên cạnh số tiền phải bỏ ra để mua một chiếc ô tô cũ, bạn còn phải trả thêm rất nhiều khoản phí khác để xe có thể được lưu thông trên đường.

1.1 Trả góp (Nếu có)

Khi mua xe trả góp, bạn cần xem xét một số yếu tố như chi phí trả góp và kỳ hạn vay để đảm bảo rằng quyết định của bạn là hợp lý và phù hợp với tình tình tài chính cá nhân.

Trả góp với chi phí bao nhiêu? Kỳ hạn thế nào?

Chi phí trả góp ô tô cũ hàng tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá trị xe, số tiền đặt cọc, lãi suất và thời hạn vay. Thông thường, ngân hàng hỗ trợ vốn vay với hạn mức khoảng 65% – 75% giá trị xe đối với vay mua xe ô tô cũ trả góp. Tuy nhiên, nếu như có tài sản đảm bảo như nhà đất, ngân hàng còn có thể hỗ trợ cao lên đến 90% hoặc hơn.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank): Lãi suất 7.5%/năm, số tiền vay tối đa 70% giá trị xe, thời gian vay lên đến 5 năm.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): Lãi suất 7.3%/năm, số tiền vay tối đa 100% giá trị xe, thời gian vay lên đến 7 năm.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Lãi suất 8.4%/năm, số tiền vay tối đa 100% giá trị xe, thời gian vay lên đến 7 năm.
Để tính chi phí trả góp hằng tháng, bạn có thể sử dụng công thức sau:

– Tổng số tiền vay / Tổng số tháng vay mua xe = Tiền gốc trả hàng tháng

– Tổng số tiền vay / 12 tháng x lãi suất = Tiền lãi suất trả hàng tháng

– Tiền gốc + tiền lãi hàng tháng = Tiền hàng tháng cần trả

Về kỳ hạn trả góp, thông thường, kỳ hạn vay tối đa ở các ngân hàng sẽ từ 7 – 8 năm đối với ô tô mới, và từ 5 – 6 năm đối với ô tô cũ. Tuy nhiên, thời gian vay cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng và điều kiện tài chính của bạn.

* Lưu ý rằng, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo chính sách của từng ngân hàng.”

Lãi suất trả góp tác động thế nào đến tổng chi phí sử dụng xe?

Lãi suất trả góp có tác động lớn đến tổng chi phí sử dụng xe. Cụ thể, lãi suất càng cao thì tổng số tiền bạn phải trả trong suốt thời gian vay càng nhiều. Nếu bạn chọn kỳ hạn dài hơn, mặc dù mỗi khoản trả góp hàng tháng có thể nhỏ hơn, nhưng tổng chi phí lãi suất (tổng số tiền bạn trả thêm vì lãi suất) sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu bạn chọn kỳ hạn ngắn, mỗi khoản trả góp hàng tháng sẽ lớn hơn, nhưng tổng chi phí lãi suất sẽ giảm.

Lãi suất trả góp tác động thế nào đến tổng chi phí sử dụng xe?

Giả sử bạn mua một chiếc xe ô tô cũ với giá 500 triệu đồng và bạn vay 70% giá trị xe (tức là 350 triệu đồng) với lãi suất 7.5% trong vòng 5 năm. Khi đó, số tiền lãi bạn phải trả hàng tháng sẽ được tính như sau:

– Tiền gốc trả hàng tháng = Tổng số tiền vay / Tổng số tháng vay mua xe = 350 triệu / 60 tháng = 5.83 triệu đồng/tháng.

– Tiền lãi suất trả hàng tháng = Tổng số tiền vay / 12 tháng x lãi suất = 350 triệu / 12 x 7.5% = 2.19 triệu đồng/tháng.

– Tiền hàng tháng cần trả = Tiền gốc + tiền lãi hàng tháng = 5.83 triệu + 2.19 triệu = 8.02 triệu đồng/tháng.

Vậy, trong vòng 5 năm, tổng số tiền bạn phải trả cho ngân hàng sẽ là 8.02 triệu x 60 tháng = 481.2 triệu đồng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ trả thêm 481.2 triệu – 350 triệu = 131.2 triệu đồng so với số tiền gốc bạn vay từ ngân hàng.

Như vậy, lãi suất trả góp có tác động trực tiếp đến tổng chi phí sử dụng xe của bạn. Lãi suất càng cao thì tổng chi phí sử dụng xe càng tăng. Vì vậy, khi chọn hình thức trả góp, bạn nên cân nhắc kỹ lãi suất và thời gian vay để đảm bảo rằng bạn có thể trả nợ một cách thoải mái và không làm ảnh hưởng đến tài chính cá nhân của mình.

Chi phí lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng của bạn để thực hiện các chi tiêu khác. Nếu mức trả góp quá cao do lãi suất lớn, bạn có thể phải giảm các chi tiêu khác hoặc có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác.

1.2 Bảo hiểm ô tô cũ

Bảo hiểm ô tô là giải pháp bảo vệ tài chính toàn diện và hiệu quả nhất, nhằm giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra. Dưới đây là một số loại bảo hiểm ô tô phổ biến mà chủ xe nên quan tâm:

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS): Đây là loại bảo hiểm bắt buộc mà mọi chủ xe ô tô cần phải có khi tham gia giao thông. Mức phí bảo hiểm TNDS được nhà nước quy định và được áp dụng chung cho tất cả các hãng bảo hiểm.

Bảo hiểm vật chất xe ô tô: Loại bảo hiểm này không bắt buộc nhưng rất cần thiết đối với mỗi chiếc ô tô. Khi xảy ra tai nạn hay va chạm gây hư hỏng hay bị mất cắp phụ kiện của xe thì người mua bảo hiểm sẽ được bên bảo hiểm đền bù những khoản chi phí nhằm khắc phục thiệt hại. Cách tính phí bảo hiểm vật chất xe ô tô theo công thức sau: Mức phí bảo hiểm vật chất xe ô tô = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí.

Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe: Loại này là bảo hiểm ô tô tự nguyện. Bảo hiểm sẽ chịu thiệt hại về tính mạng, thân thể do tai nạn giao thông.

Bảo hiểm vật chất mở rộng: Gói này nhằm tăng thêm phạm vi bảo hiểm vật chất xe ô tô. Nó sẽ chi trả cho các trường hợp ngoài gói bảo hiểm nói trên. Ví dụ như: mất cắp bộ phận, xe bị ngập nước,…

Bảo hiểm TNDS tự nguyện: Đây là bảo hiểm thể hiện trách nhiệm tăng thêm ngoài mức bảo hiểm bắt buộc của nhà nước. Bảo hiểm sẽ trả lại phần tiền chênh lệch mà chủ xe bồi thường cho người bị hại.

Bảo hiểm TNDS hàng hóa: Bảo hiểm này chi trả thiệt hại về hàng hóa do tai nạn gây ra trong quá trình vận chuyển.

Bảo hiểm ô tô cũ

* Lưu ý rằng, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo chính sách của từng công ty bảo hiểm.
Trước khi mua bảo hiểm ô tô, quan trọng nhất là phải đọc kỹ điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm và thảo luận với nhà cung cấp bảo hiểm để chắc chắn rằng bạn đã hiểu đầy đủ và có được mức bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và tài chính của bạn.

1.3. Chi phí đăng kiểm:

Đăng kiểm ô tô là quá trình cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe xem có đạt tiêu chuẩn hay không. Tiêu chuẩn ở đây bao gồm: an toàn kỹ thuật như thắng, lái và mức độ bảo vệ môi trường.

Đối với xe ô tô dưới 10 chỗ, các mốc thời gian đăng kiểm định kỳ tùy thuộc vào số năm sản xuất xe. Quy định đăng kiểm định xe định kỳ lần lượt như sau : 18 tháng ( xe sản xuất dưới 7 năm), 12 tháng ( xe sản xuất từ 7-12 năm), 6 tháng ( xe sản xuất trên 12 năm và xe có đăng ký kinh doanh vận tải ).

Chi phí đăng kiểm định kỳ mới nhất năm 2022 được cập nhật như sau : Biểu phí đăng kiểm : 240.000 đồng và phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm là 100.000 đồng. Tổng chi phí đăng kiểm theo kỳ là 340.000 đồng.

Lưu ý rằng các biện pháp giảm thiểu chi phí này có thể phụ thuộc vào điều kiện cụ thể và các quy định địa phương. Do đó, luôn nên kiểm tra với cơ quan thuế và cơ quan quản lý giao thông địa phương để đảm bảo bạn hiểu rõ các quy định và có thể tận dụng những ưu đãi có sẵn.

2. Chi phí biến động hàng tháng

Khi sử dụng một chiếc ô tô cũ, không chỉ là việc chi trả một khoản tiền lớn để mua xe mà chủ xe còn phải chuẩn bị cho những chi phí biến động hàng tháng. Cùng với chi phí cố định như trả góp và bảo hiểm, những khoản chi tiêu không dự kiến hàng tháng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính liên quan đến việc “nuôi” chiếc xe.

2.1 Chi phí nhiên liệu

Phí này còn tùy thuộc vào nhu cầu di chuyển và loại xe mà bạn đang sử dụng. Đối với một mẫu xe hạng B, mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình sẽ từ 6 – 8 lít xăng/100km. Nếu bạn đi khoảng 2.000 km/tháng, chi phí tiền xăng sẽ khoảng 2,4 – 3,2 triệu đồng. Trung bình chúng ta sẽ tiêu tốn từ 1.200 – 1.600 đồng/km sử dụng.

Đối với xe hạng D – mức tiêu thụ nhiên liệu từ 4,73 – 7,29 lít/ 100 km. Nếu bạn chạy khoảng 2.000 km/tháng, chi phí tiền xăng rơi vào khoảng 2,6 triệu – 4,0 triệu.

Chi phí nhiên liệu

2.2 Chi phí bảo dưỡng định kỳ

Chi phí bảo dưỡng xe ô tô phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: bảng giá bảo dưỡng & thay thế phụ tùng riêng của từng hãng xe, cấp độ bảo dưỡng, tình trạng xe, dòng xe, loại xe… Tuy nhiên nhìn chung, giá bảo dưỡng của các dòng xe ô tô phổ thông thường dao động trong khoảng sau:

Bảo dưỡng cấp 1: khoảng 800.000 – 1.500.000 đồng

Bảo dưỡng cấp 2: khoảng 1.200.000 – 2.500.000 đồng

Bảo dưỡng cấp 3: khoảng 2.000.000 – 4.000.000 đồng

Bảo dưỡng cấp 4: khoảng 6.000.000 – 10.000.000 đồng

Chi phí nhiên liệu

Chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng xe ô tô có thể thay đổi tùy thuộc vào loại xe, mức độ sử dụng và nơi sửa chữa. Dưới đây bảng ước lượng chi phí:

Công việc bảo dưỡng định kỳ
Chi phí
Công thay dầu máy xe ô tô
50.000đ
Công thay lọc dầu xe ô tô
50.000đ
Thay lọc xăng xe ô tô
100.000đ
Thay lọc xăng thả thùng
200.000đ
Thay lọc nhiên liệu xe ô tô
50.000đ
Thay dầu hộp số MT
100.000đ
Thay dầu hộp số AT (trường hợp đặc biệt tăng không quá 50%)
200.000đ
Thay chế hòa khí, chỉnh máy
350.000đ
Thay lọc gió xe ô tô
20.000đ
Thay bugi xe ô tô
100.000đ
Công bảo dưỡng mỗi 10.000 km xe Sedan (không bao gồm vật tư)
200.000đ
Công bảo dưỡng mỗi 10.000 km xe SUV (không bao gồm vật tư)
250.000đ
Công bảo dưỡng mỗi 20.000 km xe Sedan (không bao gồm vật tư)
300.000đ
Công bảo dưỡng mỗi 20.000 km xe Sedan (không bao gồm vật tư)
450.000đ

Mức giá thay thế phụ tùng dao động từ hơn 200.000 đồng/xe sau mỗi 1000 km và có thể lên đến hơn 700.000 đồng/xe khi xe đi 20.000 km.

Mức gia công bảo dưỡng thấp nhấp thường từ 150.000 đồng và cao nhất là khoảng 600.000 đồng. Do đó, tổng chi phí cho 2 hạng mục này có thể nằm trong khoảng từ 500.000 đến hơn 1.3 triệu đồng. Tuy nhiên, mức giá này có thể thay đổi theo từng trung tâm bảo dưỡng và từng hãng xe, do có các quy định và tiêu chuẩn riêng.

Ngoài ra, trong quá trình bảo dưỡng, việc thay mới vật tư thường được đàm phán giữa chủ xe và trung tâm bảo dưỡng. Mức giá cụ thể của phụ tùng thay thế cũng sẽ được xác định tại mỗi trung tâm bảo dưỡng hoặc từng hãng xe dựa trên các yếu tố như loại phụ tùng, thương hiệu và yêu cầu của khách hàng.

2.3 Chi phí sửa chữa

Bên cạnh phí bảo dưỡng, chủ xe có thể phải chi thêm các khoản sửa chữa nếu xe gặp trục trặc, hư hỏng. Chi phí này từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy mức độ hư hỏng.

Chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng

Bên cạnh phí bảo dưỡng, chủ xe có thể phải chi thêm các khoản sửa chữa nếu xe gặp trục trặc, hư hỏng. Chi phí này từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy mức độ hư hỏng. Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa là một trong các khoản phí cao nhất khi sử dụng Ô tô

3. Chi phí nuôi xe ôtô 1 năm

Chi phí nuôi xe ô tô 1 năm sẽ tương ứng với từng dòng xe, gồm xe ô tô cỡ nhỏ, cỡ vừa và hạng xe trung cao cấp. Cùng T-Sure tham khảo những thông tin dưới đây:

Xe ô tô cỡ nhỏ

Xe ô tô cỡ nhỏ thường là các dòng xe Hatchback hạng A, Sedan hạng B. Giá xe khoảng từ 300 – 600 triệu đồng. Đây là các dòng xe có chi phí sử dụng thấp nhất bởi chi phí xăng dầu thấp (động cơ cỡ nhỏ), chi phí bảo dưỡng thấp,… Mẫu xe tiêu biểu: Toyota Wigo, Toyota Yaris, Kia Morning, Toyota Vios…

Tiêu thụ nhiên liệu trung bình dao động trong khoảng từ 5,5 – 6,5 lít/100km. Mỗi lần bảo dưỡng định kỳ cấp 1 thường sẽ mất dưới 1 triệu VND. Bảo dưỡng tổng thể cấp 2 khoảng từ 3 – 4,5 triệu đồng tùy từng xe. Chi phí thay thế phụ tùng hỏng hóc cũng tương đối thấp. Chi phí nuôi trung bình tầm 3 – 4 triệu đồng/ tháng (40 – 50 triệu đồng/ năm)

Chi phí nuôi ô tô 1 năm

Xe ô tô phổ thông cỡ vừa

Dòng xe cỡ vừa như: Toyota Corolla Altis 5, Honda HR-V, Ford Focus sedan và hatchback… có giá bán trong khoảng 600 đến 800 triệu đồng.

– Mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 8 lít/100km.

– Chi phí nuôi hàng tháng sẽ từ 4 đến 5 triệu đồng khi di chuyển quãng đường 1.500km.

>> Chi phí nuôi dòng xe cỡ vừa khoảng 5 đến 7 triệu đồng (tương đương với 50 – 80 triệu đồng/năm).

Xe hạng trung cao cấp

Đối với các dòng xe hạng trung cao cấp như: Toyota Camry, Toyota Fortuner, Honda CR-V, Toyota Avanza Premio, Toyota Veloz Cross, Toyota Innova… sẽ có chi phí nuôi xe khoảng 7 đến 10 triệu đồng/tháng (tương đương với 80 đến 100 triệu đồng/năm).

Xe hạng trung cao cấp

4. Chiến lược tối ưu hóa chi phí sử dụng xe hiệu quả nhất

Trong xã hội ngày nay, việc tối ưu hóa chi phí sử dụng xe trở thành một ưu tiên quan trọng, không chỉ từ góc độ cá nhân mà còn từ quan điểm môi trường và kinh tế.

4.1 Ưu điểm của việc sử dụng ô tô cũ

Việc sử dụng ô tô cũ đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người, không chỉ vì tính kinh tế mà còn vì những ưu điểm khác mà phương tiện này mang lại. T-sure sẽ cho bạn biết một số điểm tích cực khi chọn mua ô tô cũ:

Giá cả cạnh tranh: Xe cũ thường có giá rẻ hơn xe mới, giúp bạn tiết kiệm chi phí khi mua.

Khấu hao không quá nhiều: Xe cũ đã trải qua một phần khấu hao, do đó giá trị khấu hao tiếp theo sẽ ít hơn so với xe mới.

Chi phí bảo hiểm thấp: Chi phí bảo hiểm cho xe cũ thường thấp hơn so với xe mới.

Sự lựa chọn đa dạng hơn: Với cùng một khoản tiền, bạn có thể chọn mua một chiếc xe cũ thuộc phân khúc cao hơn so với khi mua xe mới.

Tâm lý sử dụng thoải mái hơn: Khi sử dụng xe cũ, bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn vì không cần lo lắng nhiều về việc giữ xe mới luôn trong tình trạng tốt.

Tóm lại, việc sử dụng ô tô cũ mang lại nhiều ưu điểm về chi phí và lựa chọn cho người mua, cung cấp một giải pháp hợp lý và kinh tế khi mua xe.

4.2 Tối ưu chi phí sử dụng nhiên liệu

Bạn đau đầu vì chi phí nhiên liệu một tháng phải bỏ ra để nuôi xe? Hãy cùng với T-sure tìm hiểu 6 mẹo nhỏ sau để tiết kiệm nhiên liệu:

Lái xe ở tốc độ vừa phải: Khi lái xe bạn nên chú ý tránh lái xe với tốc độ quá cao trên những con đường gồ ghề, gập ghềnh.

Tắt máy xe khi không cần thiết: Để tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành xe ô tô điều bạn cần lưu tâm là không nên để động cơ hoạt động lúc không cần thiết. Trong các trường hợp chờ đèn đỏ nếu số giây vượt hơn 30s bạn nên tắt máy và để động cơ nghỉ, điều này sẽ giúp xe bạn tiết kiệm nhiên liệu.

Hạn chế sử dụng điều hòa: Nếu thời tiết mát và không quá nóng thì bạn nên tắt điều hòa đi để tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành xe. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy điều hòa có thể ngốn đến 10% nhiên liệu của xe ô tô.

Kế hoạch di chuyển rõ ràng: Việc chạy lòng vòng, dừng lại liên tục để tìm đường là điều rất tối kỵ khi bạn lái xe ở tuyến đường giao thông Việt Nam. Bởi lẽ lưu lượng giao thông của xe máy trên đường là rất lớn việc bạn lạc đường sẽ làm tiêu hao rất nhiều nhiên liệu của xe. Trước khi bắt đầu chuyến hành trình bạn nên lên một lịch trình rõ ràng và tìm ra cung đường mình cần di chuyển để đi tới điểm đến một cách thuận lợi nhất.

Nhấn ga từ từ: Việc đạp mạnh chân ga tăng tốc đột ngột hay vẫn giữ tốc độ cao rồi phanh xe ngay sẽ làm tiêu hao thêm nhiên liệu. Hãy nhấn chân ga một cách từ từ và chậm rãi, duy trì khoảng cách vừa phải với xe phía trước điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiên liệu đáng kể.

Làm sạch bộ lọc không khí thường xuyên: Bộ lọc không khí của xe khi bị tắc nghẽn sẽ gây hao tốn nhiên liệu đáng kể. Theo tính toán của chuyên gia, nếu bộ lọc bị tắc nghẽn sẽ làm hao tốn 10% nhiên liệu.

T-Sure hy vọng đã góp phần giúp các chủ xe ước tính được các khoản chi phí cho việc đầu tư vào “xế hộp”. Khi nắm rõ được các khoản phí nuôi xe ô tô ở trên sẽ giúp các tài xế dễ dàng đưa ra được quyết định có nên mua xe ô tô cũ hay không và dòng xe nào phù hợp nhất.

(*) Lưu ý nội dung của bài viết thể hiện quan điểm của người viết. Ban biên tập không chịu trách nhiệm nếu người dùng sử dụng nội dung bài viết để trở thành căn cứ cho những tác nghiệp nào đó (mua xe cũ, bán xe cũ, chọn xe cũ). Ban biên tập chỉ cố gắng cung cấp thêm các góc nhìn cho người dùng thêm thông tin để quyết định lựa chọn sản phẩm phù hơp với cá nhân người dùng.

MUA XE CŨ TỪ TOYOTA SURE CÓ LỢI NHƯ THẾ NÀO?

Bảo hành chính hãng

Toyota Sure cấp Bảo hành chính hãng trên toàn quốc theo tiêu chuẩn của Toyota Việt Nam trong thời hạn 01 năm hoặc 20.000 km cho động cơ và hộp số, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Lịch sử bảo dưỡng đầy đủ

Xe mua tại Toyota Sure đều kèm theo lịch sử bảo dưỡng đầy đủ tại các Đại lý ủy quyền của Toyota trên Toàn quốc

Hơn 78 đại lý trên toàn quốc

Hệ thống đại lý rộng khắp các tỉnh thành giúp bạn có nhiều lựa chọn và dễ dàng đến xem xe, cũng như bảo dưỡng, sữa chữa trong quá trình sử dụng.

176 hạng mục kiểm tra

Mỗi chiếc xe đã qua sử dụng mang thương hiệu Toyota Sure sẽ phải trải qua công đoạn kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt và toàn diện với 176 hạng mục kĩ thuật bởi các chuyên gia của Toyota

GIỚI THIỆU BẠN BÈ

scroll to top