“Bật mí” mẹo thi lý thuyết B2 với bộ 600 câu hỏi thi bằng lái xe

Mẹo thi lý thuyết B2 với bộ 600 câu hỏi thi bằng lái ô tô nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học viên chuẩn bị thi sát hạch. Để đảm bảo học tập hiệu quả, ghi nhớ nhanh kiến thức và tiết kiệm thời gian học nhưng vẫn đạt kết quả cao, học viên có thể tham khảo mẹo học lái xe 600 câu dưới đây.

1. Mẹo thi lý thuyết B2 phần câu hỏi dạng chữ 

Phần này gồm 60 câu hỏi về những tình huống giao thông mất an toàn nghiêm trọng (câu hỏi điểm liệt), học viên cần lưu ý. Dưới đây là mẹo học lý thuyết B2 với các dạng câu hỏi cụ thể.

1.1. Câu hỏi về khái niệm giao thông và các quy tắc

– Chọn đáp án đúng khi có các cụm từ sau:

– “Bị nghiêm cấm”

– Câu trả lời bắt đầu bằng từ “Không được…”

– Câu hỏi Khái niệm đề bài chứa một trong các cụm từ sau: “Phương tiện giao thông thô sơ”; “Khổ giới hạn”;  “Người lái xe” → Đáp án đúng là (1).

– Câu hỏi Khái niệm đề bài chứa một trong các cụm từ sau: “Làn đường”; “Dừng xe”; “Phương tiện giao thông cơ giới”; “Người điều khiển giao thông”; “Đỗ xe” → Đáp án đúng là (2).

– Câu hỏi về khái niệm “dải phân cách” có 2 câu để ghi nhớ cách làm:

– Nếu đề bài chỉ 1 dòng → Đáp án đúng là (1).

– Nếu đề bài có 2 dòng → Đáp án đúng là (3).

*Lưu ý: Câu hỏi có đáp án cuối là “Cả ý (1) và ý (2)” chiếm 80% ý đúng thì hãy đọc chậm và nếu thì thì hãy chọn theo ý hiểu, còn không thì ưu tiên chọn đáp cuối là “Cả ý (1) và ý (2)”

mẹo thi lý thuyết B2
                                                                                Mẹo thi các dạng câu hỏi về khái niệm

1.2. Câu hỏi liên quan đến độ tuổi người lái xe

– Xe gắn máy, dưới 50cc: Từ đủ 16 tuổi.

– Xe hạng E: Nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi.

Các hạng xe còn lại, Tuổi tính cách nhau 3 tuổi theo lần lượt:

– Hạng A1, B1, B2: Từ đủ 18 tuổi

– Hạng C, FB2: Từ đủ 21 tuổi

– Hạng D, FC: Từ đủ 24 tuổi

– Hạng E, FD: Từ đủ 7 tuổi

1.3. Câu hỏi liên quan hạng giấy phép lái xe

– A1: Dưới 175cc và môtô 3 bánh cho người khuyết tật

– A2: Từ 175cc trở lên

– A3: Mô tô 3 bánh

– B1: Xe đến 9 chỗ ngồi, số tự động, không làm nghề vận tải      

– B2: Xe đến 9 chỗ ngồi, trọng tải nhỏ hơn 3.500kg

– C: Xe đến 9 chỗ ngồi, trọng tải hơn 3.500kg

– D: Xe đến 30 chỗ ngồi.

– E: Xe trên 30 chỗ ngồi.

Lưu ý: Câu hỏi về hạng FE chọn ý (1) xe khách nối toa; Hạng FC chọn ý (2) không có xe khách nối toa (mẹo nhớ: Em  (FE) 1,  Chị (FC) 2).

1.4. Tốc độ trong và ngoài các khu đông dân cư

– Nếu đáp án toàn các số 40/50/60 km/h, thì chú ý cụm từ trong đề bài: 

– “Xe gắn máy” → Đáp án 40km/h đúng                       

– “Không có dải phân cách” → Đáp án 50km/h đúng

– “Có dải phân cách” → Đáp án 60km/h đúng       

– Các câu khác cũng hỏi về cụm “đông dân cư” cần nhớ:

– Đáp án có chứa cụm từ “Ô tô xi téc” → Chọn đó là đáp án đúng.

– Tất cả đáp án không chứa từ “Ô tô xi téc” → Chọn đáp án đúng là câu dài nhất.

mẹo thi lý thuyết B2

Mẹo thi các câu khác cũng hỏi về cụm “đông dân cư”

1.5. Câu hỏi liên quan đến cự ly tối thiểu giữa 2 xe

Lấy tốc độ tối đa đề bài đưa ra trừ cho 30 rồi lấy kết quả so sánh với các con số trong đáp án. Con số nào gần đúng nhất thì là đáp án đúng. Ví dụ: Đề bài đưa ra “tốc độ từ 60km/h đến 80km/h”  → Lấy 80 – 30 = 50, có đáp án 55m nhất thì chọn đáp án này.

2. Mẹo thi lý thuyết B2 phần thi biển báo

2.1. Thứ tự các xe từ nhỏ tới lớn tại phần biển báo cấm viền đỏ hình tròn

Thứ tự 6 loại xe sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ tăng dần đến lớn như sau:

– Xe gắn máy (biển không chứa hình người)

– Xe mô tô (biển chứa hình người)

– Xe con (xe khách)

– Xe tải

– Xe máy kéo

– Xe kéo Sơ mi rơ moóc

Thứ tự sơ đồ ngang như sau: Xe con (xe khách) → xe tải → xe máy kéo → xe kéo Sơ mi rơ moóc.

Việc phân cấp thứ tự loại xe này nhằm áp dụng cho biển báo cấm (trừ câu ngoại lệ số 307) người thi bắt buộc phải học thuộc và hiểu cách áp dụng sâu 2 quy tắc sau:

– Biển cấm xe to thì xe nhỏ vẫn được phép đi vào.

– Biển cấm xe nhỏ thì xe to cũng đồng thời bị cấm đi vào.

Lưu ý:

Hai quy tắc trên có điểm chung xét xe khi đề bài so sánh với xe biển báo từ 1 tới 4.

– Nếu đề bài hỏi “cấm” hay “không được” → Chọn biển tương ứng với đáp án “bằng và nhỏ hơn” xe đề bài đã hỏi.

– Nếu đề bài hỏi “được đi vào hoặc không cấm” → Chọn biển báo to hơn đề bài.

mẹo thi lý thuyết B2
                                                                        Mẹo thi các câu hỏi lý thuyết B2 về biển báo

2.2. Câu hỏi xuất hiện toàn vạch kẻ đường màu trắng, vàng và nét đứt/liền 

Nếu câu hỏi chỉ có hình vạch kẻ đường → Chọn đáp án nào có từ “và” là đúng. Ví dụ: Cả ý (…) và ý (…).

Nếu không có dạng trên thì chọn như sau:

– Màu sắc vạch: 

+ Vạch vàng: Là vạch tim đường hoặc vạch phân chia xe chạy ngược chiều.

+ Vạch trắng: Là vạch phân chia những phương tiện đang chạy cùng chiều.

– Nét:

+ Nét đứt: Các xe đều được chạy đè vạch (gồm cả vạch vàng và trắng).

+ Nét liền: Xe không được đè vạch (gồm cả vạch vàng và trắng).

Lưu ý: Cách quan sát biển báo đúng luật hiệu quả nhất chính là nhìn từ dưới lên trên, kết hợp tưởng tượng thực tế, loại trừ, suy luận và phán đoán hình vẽ để chọn câu trả lời đúng nhanh nhất.

3. Mẹo thi lý thuyết B2 phần thi sa hình

Học viên cần phải nhớ quy tắc: Nhất xế – Nhị ưu – Tam đường – Tứ hướng.

– Nhất xế: Xe một khi đã vào giao lộ thì xe nào vào giao lộ trước sẽ được đi trước.

– Nhị ưu: Xe ưu tiên theo thứ tự xe chữa cháy > xe quân sự = công an > xe cứu thương > xe hộ đê > xe tang.

– Tam đường: Xe đang đi trên đường ưu tiên sẽ được quyền đi trước.

– Tứ hướng: Tại ngã 3, ngã 4 trên các tuyến đường cùng cấp, xe nào bên phải trống sẽ được quyền đi trước. Tiếp theo đến xe rẽ phải > xe đi thẳng > xe rẽ trái phải đi sau cùng.

mẹo thi lý thuyết B2
                                                                   Mẹo thi các câu hỏi lý thuyết B2 có sa hình

Trên đây là toàn bộ chia sẻ mẹo thi lý thuyết B2 với bộ 600 câu hỏi thi bằng lái xe mới nhất 2022 dành cho các học viên chuẩn bị thi bằng lái ô tô B1, B2 có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết. Chúc mọi người ôn tập hiệu quả và đạt kết quả thi tốt nhất nhé.

MUA XE CŨ TỪ TOYOTA SURE CÓ LỢI NHƯ THẾ NÀO?

Bảo hành chính hãng

Toyota Sure cấp Bảo hành chính hãng trên toàn quốc theo tiêu chuẩn của Toyota Việt Nam trong thời hạn 01 năm hoặc 20.000 km cho động cơ và hộp số, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Lịch sử bảo dưỡng đầy đủ

Xe mua tại Toyota Sure đều kèm theo lịch sử bảo dưỡng đầy đủ tại các Đại lý ủy quyền của Toyota trên Toàn quốc

Hơn 78 đại lý trên toàn quốc

Hệ thống đại lý rộng khắp các tỉnh thành giúp bạn có nhiều lựa chọn và dễ dàng đến xem xe, cũng như bảo dưỡng, sữa chữa trong quá trình sử dụng.

176 hạng mục kiểm tra

Mỗi chiếc xe đã qua sử dụng mang thương hiệu Toyota Sure sẽ phải trải qua công đoạn kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt và toàn diện với 176 hạng mục kĩ thuật bởi các chuyên gia của Toyota

GIỚI THIỆU BẠN BÈ

scroll to top