9 lỗi vi phạm giao thông thường gặp với ô tô, bác tài cần cận thận

Điều khiển xe ô tô vượt đèn đỏ, vi phạm nồng độ cồn, không cài dây an toàn, vượt quá tốc độ, … là những lỗi vi phạm giao thông các bác tài thường dễ mắc phải. Vậy quy định và mức xử phạt với những lỗi vi phạm này cụ thể ra sao, chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây:

 

1. 9 lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt mới nhất 2023

Ngoài các điều kiện cơ bản khi điều khiển xe tham gia giao thông như bằng lái, giấy phép đăng ký xe, người lái bắt buộc phải tuân theo luật giao thông. Dưới đây là 9 lỗi các bác tài rất hay mắ phải khi tham gia giao thông và tất cả các lỗi vi phạm đều bị xem xét xử phạt tùy theo mức độ hậu quả gây ra.

1.1 Lỗi vi phạm giao thông nồng độ cồn ô tô

Lái xe sau khi sử dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, quy định về lỗi và mức phạt với hành vi này khá nặng, được quy định chi tiết và rõ ràng.

 

Lỗi vi phạm giao thông sử dụng rượu bia
Lỗi vi phạm giao thông nồng độ cồn ô tô
Mức phạt nồng độ cồn ô tô được xác định dựa trên nồng độ cồn trong máu hoặc nồng độ cồn trong hơi thở, mức phạt mới nhất năm 2023 theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cụ thể:
 
Quy định nồng độ cồn trong máu
Quy định nồng độ cồn trong hơi thở
Khung xử phạt
Mức phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50miligam/100mililit máu Chưa vượt quá 0,25miligram/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 5 Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu Vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu Vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)
 
Hơn nữa, người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn cũng được phép tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý Vi phạm hành chính 2012.
 
Vi phạm nồng độ cồn

 

Ngoài ra, nếu tài xế không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thì còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và nếu vi phạm gây tai nạn hoặc thương tích cho người khác, người lái xe có thể phải đối mặt với hậu quả pháp lý nghiêm trọng hơn như mất giấy phép lái xe hoặc tội hình sự.

Điều khiển xe khi có cồn thực sự là một hành vi vô cùng nguy hiểm, không những tài xế phải chịu phạt về hành chính, mà còn có thể xảy ra tai nạn, gây ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của chính tài xế, những người ngồi trên xe và cả những người khác đang tham gia giao thông trên cùng tuyến đường. Vì vậy, hãy luôn tuân thủ quy định về nồng độ cồn, đã uống rượu bia, là không tham gia giao thông.

1.2 Lỗi vi phạm giao thông vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô

Lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô được xác định khi người lái xe ô tô không tuân theo tín hiệu đèn giao thông tại một ngã tư hoặc điểm giao cắt đường. Thông thường, đèn đỏ là tín hiệu dừng hoặc ngừng lại và khi đèn này sáng, tất cả các phương tiện phải dừng lại cho đến khi đèn chuyển sang màu xanh. Như vậy, vượt đèn đỏ là khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ, người lái xe vẫn điều khiển ô tô tiếp tục di chuyển.

Lỗi vi phạm giao thông vượt đèn đỏ
Lỗi vi phạm giao thông vượt đèn đỏ

 

Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng trên đường. Nếu không có vạch dừng thì người sử dụng phương tiện phải dừng trước đèn giao thông theo chiều đi.

Lỗi vượt đèn đỏ là một trong những lỗi thường gặp với các bài khi tham gia giao thông. Vậy, vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, bác tài sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

– Phạt hành chính:

Người điều khiển ô tô vi phạm lỗi vượt đèn đỏ và không tuân thủ các hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông hay tín hiệu của đèn giao thông, mức phạt sẽ là từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng, theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Phạt bổ sung:

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm lỗi vượt đèn đỏ còn có thể phải chịu thêm hình thức phạt bổ sung là bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5). Thậm chí, trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây ra tai nạn sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

Khi một người lái xe vượt đèn đỏ, không những vi phạm luật giao thông mà còn có thể gây ra nguy cơ tai nạn nghiêm trọng cho chính bản thân và người khác trên đường. Để đảm bảo an toàn giao thông, luôn tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và dừng lại khi đèn đỏ sáng.

1.3 Lỗi vi phạm giao thông vượt tốc độ

Lỗi vượt quá tốc độ ô tô xảy ra khi người lái xe ô tô đi với tốc độ vượt quá giới hạn tốc độ được quy định cho con đường hoặc khu vực cụ thể. Vì vậy, khi điều khiển ô tô tham gia giao thông, bác tài cần chú ý tốc độ giới hạn, quan sát và tuân thủ biển báo hạn chế tốc độ hoặc biển báo giảm tốc độ ở những đoạn đường di chuyển.

Việc vượt quá tốc độ là một lỗi giao thông nguy hiểm và có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Tốc độ quá nhanh làm tăng nguy cơ va chạm và tai nạn giao thông và có thể làm mất kiểm soát của xe trong trường hợp cần phải dừng lại hoặc thay đổi hướng.

Lỗi vi phạm giao thông vượt tốc độ

 

Mức độ vượt quá tốc độ càng lớn, càng tạo ra nguy cơ cao hơn cho người lái xe và người khác trên đường. Tốc độ nhanh hơn có thể làm tăng khoảng cách dừng lại cần thiết và làm giảm thời gian phản ứng của người lái xe trong trường hợp cần phải dừng lại đột ngột.

Do đó, quy định về mức xử phạt cho lỗi vượt tốc độ ô tô được quy định chi tiết tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sau được bổ sung, sửa đổi và thay bằng Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2021. Theo đó, mức phạt cụ thể đối với người điều khiển xe ô tô được chia thành 4 trường hợp:

Lỗi vượt quá tốc độ ô tô
Mức xử phạt
Xử phạt bổ sung
Chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm a, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h – 20 km/h Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (Điểm i, Khoản 5, Điều 5, được sửa đổi tại điểm đ, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng (Điểm b, Khoản 11, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (Điểm a, Khoản 6, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (Điểm c, Khoản 11, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (Điểm c, Khoản 7, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (Điểm c, Khoản 11, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

1.4 Lỗi không thắt dây an toàn

Dây an toàn, còn được gọi là dây đai an toàn, là một hệ thống an toàn quan trọng được thiết kế để giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong trường hợp tai nạn giao thông. Lỗi không thắt dây an toàn xảy ra khi người lái xe hoặc hành khách trong ô tô không tuân theo quy định an toàn giao thông bằng việc không thắt dây an toàn khi xe đang di chuyển.

Mặc dù việc không thắt dây an toàn là một lỗi giao thông thường xảy ra, nhưng mức độ nguy hiểm của nó không thể bị xem nhẹ. Đây là một vi phạm giao thông có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong trong trường hợp tai nạn giao thông.

Lỗi vi phạm giao thông không cài dây an toàn
Lỗi không thắt dây an toàn

 

Khi không thắt dây an toàn, người lái xe và hành khách trong xe có thể tăng nguy cơ chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong trong trường hợp va chạm hoặc dừng đột ngột, người không thắt dây an toàn có thể bị ném ra khỏi ghế hoặc thậm chí bị văng ra khỏi xe. Trong tai nạn giao thông, dây an toàn giúp giữ người ngồi ổn định trong ghế và giảm nguy cơ chấn thương đầu, cổ, ngực, và bụng.

Tùy từng vị trí khác nhau trên xe ô tô, lỗi không thắt dây an toàn có những mức phạt khác nhau. Hình phạt cho lỗi không thắt dây an toàn được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Quy định xử phạt
Mức xử phạt
Người điều khiển xe không thắt dây an toàn
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng (Khoản 5 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

1.5 Lỗi vi phạm giao thông về giấy phép lái xe ô tô

Giấy phép lái xe ô tô hay còn gọi là bằng lái xe ô tô là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe ô tô.

Lỗi vi phạm giấy phép lái xe ô tô xảy ra khi người lái xe ô tô không tuân theo quy định và điều kiện liên quan đến việc sử dụng giấy phép lái xe của họ. Một trong những lỗi vi phạm phổ biến liên quan đến giấy phép lái xe là tài xế điều khiển xe mà không có giấy phép, lái xe với giấy phép bị hết hạn hoặc bị tước quyền.

Lỗi vi phạm giao thông về giấy phép lái xe
 
Đây là lỗi vi phạm nghiêm trọng và có thể dẫn đến hình phạt nặng, bao gồm tiền phạt, mất giấy phép lái xe, và thậm chí cả tội hình sự trong một số trường hợp. Quy định xử phạt lỗi vi phạm về giấy phép lái xe được áp dụng theo Nghị định 123/2021 mới nhất, bổ sung và sửa đổi của Nghị định 100/2019 NĐ-CP, cụ thể:
 
Lỗi vi phạm Mức xử phạt Xử phạt bổ sung
Không có Giấy phép lái xe, sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (Điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) Tạm giữ phương tiện đối đa 7 ngày
Không mang theo giấy phép lái xe
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Có giấy phép lái xe nhưng hết hạn dưới 6 tháng Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
Tạm giữ phương tiện tối đa 7 ngày

1.6 Lỗi vi phạm giao thông về giấy đăng ký xe

Lỗi vi phạm giấy đăng ký xe ô tô xảy ra khi người sở hữu xe ô tô hoặc người lái xe không tuân theo quy định và điều kiện liên quan đến giấy đăng ký của xe ô tô. Xe cần phải có giấy đăng ký hiện hữu và hợp lệ để được điều khiển trên đường.

Sở hữu và lái xe mà không có giấy đăng ký xe là một vi phạm nghiêm trọng, có thể dẫn đến hình phạt nặng và trách nhiệm pháp lý. Khi tham gia giao thông trên đường, người điều khiển phương tiện cần mang theo các loại giấy tờ xe như giấy đăng ký xe, bằng lái, bảo hiểm xe,…

Lỗi vi phạm giao thông về giấy đăng ký xe
 
Khi tài xế tham gia giao thông, nếu bị yêu cầu xuất trình giấy tờ mà không có hoặc mang theo các giấy tờ kể trên thì người lái xe sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung và sửa đổi của Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cụ thể:
 
Lỗi vi phạm về giấy đăng ký xe Mức phạt tiền Xử phạt bổ sung
Không có giấy đăng ký xe Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Tịch thu phương tiện (điểm a khoản 4, điểm b khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Không mang theo giấy đăng ký xe Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng
Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng  

1.7 Lỗi đi sai phần đường, làn đường

Làn đường là một phần của bề mặt đường dành cho xe cộ di chuyển, được phân chia theo chiều dọc có độ rộng đủ để xe lưu thông an toàn. Các làn đường sẽ được phân biệt với nhau bởi dải phân cách ở giữa hoặc vạch kẻ đường. Các làn đường có thể có sự kết hợp của nhiều loại phương tiện, tùy thuộc vào loại đường và quy định giao thông tại mỗi vùng.

Lỗi đi sai phần đường, làn đường

 

Lỗi vi phạm đi sai làn đường với xe ô tô xảy ra khi người lái xe không tuân thủ quy định về việc di chuyển và duy trì trong làn đường đúng hoặc không thực hiện việc chuyển làn đúng cách. Việc lái xe trong sai làn đường có thể tạo ra nguy cơ va chạm với các phương tiện khác đang di chuyển trong làn đường đó hoặc nguy cơ đụng vào vật cản bên đường. Điều này có thể gây ra tai nạn giao thông và chấn thương.

Khi nhiều người lái xe vi phạm và đi sai làn đường, có thể dẫn đến kẹt xe và gây tắc nghẽn giao thông, làm tăng thời gian di chuyển và gây không tiện cho tất cả người tham gia giao thông. Đồng thời, lỗi vi phạm đi sai làn đường có thể gây khó khăn cho người khác trên đường và tạo ra tình huống nguy hiểm cho họ, đặc biệt trong điều kiện giao thông đông đúc.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 quy định xử phạt đi sai làn đường như sau:

Lỗi vi phạm
Mức phạt tiền
Xử phạt bổ sung
Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng Tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng (Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Vi phạm lỗi sai làn đường ô tô và gây tai nạn Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng Tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (Khoản 7 và khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

1.8 Lỗi dùng tay sử dụng điện thoại khi đang lái xe

Lỗi vi phạm dùng tay sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô xảy ra khi người lái xe sử dụng điện thoại di động hoặc thiết bị tương tự trong quá trình lái xe mà không tuân theo quy định giao thông. Hành động này có thể bao gồm việc gọi điện, nhắn tin, duyệt web, xem video hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác trên điện thoại trong khi đang lái xe.

Khi sử dụng điện thoại trong khi lái xe, người lái xe bị xao lãng và mất sự tập trung vào nhiệm vụ lái xe. Điều này làm tăng nguy cơ tai nạn do giảm khả năng phản ứng nhanh trong trường hợp cần thiết. Việc sử dụng điện thoại khi lái xe không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đe dọa sự an toàn của những người cùng tham gia giao thông.

Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe

 

Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro không đáng có, người điều khiển phương tiện nên chủ động hạn chế việc sử dụng điện thoại khi lái xe. Ở hầu hết các dòng xe thế hệ mới, hiện nay đều có tích hợp chế độ đàm thoại rảnh tay, trong trường hợp cần thiết, bác tài có thể sử dụng tính năng này.

Cũng giống như những lỗi vi phạm khác, mức phạt cho lỗi dùng tay sử dụng điện thoại khi đang lái xe được quy định cụ thể tại Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, theo đó:

– Xử phạt hành chính:

Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô hoặc phương tiện tương tự ô tô có hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang tham gia giao thông.

– Phạt bổ sung:

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng nếu người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, việc sử dụng điện thoại đôi khi trở thành thói quen, là hoạt động không thể thiếu, tuy nhiên cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Việc thực hiện những biện pháp xử phạt nghiêm khắc trên là để đảm bảo tính pháp lý và an toàn cho cả người điều khiển xe và các thành viên tham gia giao thông khác trên đường.

1.9 Lỗi vi phạm giao thông đi vào đường cấm

Lỗi vi phạm đi vào đường cấm xe ô tô xảy ra khi người lái xe ô tô hoặc người điều khiển phương tiện không tuân theo quy định giao thông và đi vào một đoạn đường được cấm hoặc hạn chế sử dụng cho xe ô tô. Nếu người điều khiển ô tô đi vào đường được xác định là đường cấm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Để tránh vi phạm lỗi này, khi điều khiển xe lưu thông trên đường, bác tài cần phải chú ý quan sát các biển báo cấm được đặt để cảnh báo người tham gia giao thông. Khi thấy có biển cấm, cần tuân thủ thực hiện, lựa chọn tuyến đường di chuyển phù hợp.

Lỗi vi phạm đi vào đường cấm

 

Quy định xử phạt lỗi đi vào đường câms tại Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

– Phạt hành chính:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

– Phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

2. Có những hình thức xử phạt nào với vi phạm giao thông ô tô?

Đối với mỗi hành vi vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ phải chịu hình thức xử lý và mức phạt riêng:

– Phạt cảnh cáo

Đây là hình thức xử phạt nhẹ nhất cho người vi phạm giao thông. Đối với lỗi hành vi vi phạm giao thông ô tô, phạt cảnh cáo được áp dụng cho hành vi người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển ô tô, theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP).

– Phạt tiền

Hình thức xử phạt tiền là hình thức xử phạt phổ biến nhất với các lỗi vi phạm giao thông nói chung và vi phạm giao thông đối với ô tô nói riêng. Mức phạt tiền được Chính phủ quy định thành các khung tiền phạt cao thấp khác nhau, tùy thuộc vào chính chất, mức độ nguy hiểm của lỗi vi phạm.

Mức phạt tiền cụ thể với mỗi hành vi thường được xác định là mức trung bình của khung tiền phạt phạt được quy định với lỗi vi phạm đó.

Hình thức xử phạt vi phạm giao thông

 

– Tước giấy phép lái xe

Đây là hình phạt bổ sung cho một số lỗi vi phạm giao thông đối với ô tô theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐCP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP), người vi phạm giao thông có thể bị tước giấy phép lái xe ô tô từ 1 đến 24 tháng tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

– Tạm giữ, tịch thu phương tiện

Trong một số trường hợp và lỗi vi phạm, người điều khiển ô tô vi phạm giao thông có thể bị tạm giữ phương tiện và thậm chí là tịch thu phương tiện. Hình phạt tịch thu phương tiện ô tô được áp dụng đối với các lỗi vi phạm nghiêm trọng do cố ý.

3. Cách kiểm tra ô tô có bị phạt nguội vi phạm giao thông hay không?

Phạt nguội là hình thức xử phạt người người điều khiển phương tiện vi phạm quy định giao thông đường bộ được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng chưa kịp phát hiện và xử lý ngay tại hiện trường.

Bác tài có thể dễ dàng kiểm tra xe ô tô của mình có bị phạt nguội hay không, phạt lỗi gì? đơn giản thông qua 2 cách sau đây:

3.1 Tra cứu qua website của Cục Cảnh sát giao thông

Bước 1: Truy cập vào website của Cục Cảnh sát giao thông tại địa chỉ: https://www.csgt.vn/. Chọn “Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh” ở bên phải màn hình.

Tra cứu qua website của Cục Cảnh sát giao thông

 

Bước 2: Nhập đầy đủ “Biển số xe” cần kiểm tra và chọn “Loại phương tiện” là ô tô

Bước 3: Nhập “Mã bảo mật” (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống)

Bước 4: Nhấn Tra cứu để tìm kết quả. Nếu không tìm thấy kết quả tức là xe không bị phạt nguội.

3.2 Tra cứu qua website của cục Đăng kiểm Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào website của cục Đăng kiểm Việt Nam: www.vr.org.vn , chọn vào mục “Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện” trong phần Tra cứu dữ liệu bên phải màn hình.

Tra cứu qua Website của cục Đăng Kiểm Việt Nam

 

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin để thực hiện tra cứu: Biển trắng thêm chữ T vào cuối, biển vàng thêm chữ V.

Bước 3: Nhấn “Tra cứu” để tìm kết quả

(*) Lưu ý nội dung của bài viết thể hiện quan điểm của người viết. Ban biên tập không chịu trách nhiệm nếu người dùng sử dụng nội dung bài viết để trở thành căn cứ cho những tác nghiệp nào đó (mua xe cũ, bán xe cũ, chọn xe cũ). Ban biên tập chỉ cố gắng cung cấp thêm các góc nhìn cho người dùng thêm thông tin để quyết định lựa chọn sản phẩm phù hơp với cá nhân người dùng.

MUA XE CŨ TỪ TOYOTA SURE CÓ LỢI NHƯ THẾ NÀO?

Bảo hành chính hãng

Toyota Sure cấp Bảo hành chính hãng trên toàn quốc theo tiêu chuẩn của Toyota Việt Nam trong thời hạn 01 năm hoặc 20.000 km cho động cơ và hộp số, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Lịch sử bảo dưỡng đầy đủ

Xe mua tại Toyota Sure đều kèm theo lịch sử bảo dưỡng đầy đủ tại các Đại lý ủy quyền của Toyota trên Toàn quốc

Hơn 78 đại lý trên toàn quốc

Hệ thống đại lý rộng khắp các tỉnh thành giúp bạn có nhiều lựa chọn và dễ dàng đến xem xe, cũng như bảo dưỡng, sữa chữa trong quá trình sử dụng.

176 hạng mục kiểm tra

Mỗi chiếc xe đã qua sử dụng mang thương hiệu Toyota Sure sẽ phải trải qua công đoạn kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt và toàn diện với 176 hạng mục kĩ thuật bởi các chuyên gia của Toyota

GIỚI THIỆU BẠN BÈ

scroll to top